Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc trực tiếp của doanh nghiệp. Có thể xem chi nhánh doanh nghiệp chính là cánh tay phải, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển kinh doanh rộng hơn, tốt hơn; khai thác các thị trường mới… Thành lập chi nhánh doanh nghiệp không còn là điều quá khó với các doanh nghiệp, vậy sau khi thành lập chi nhánh cần làm gì tiếp theo? Cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Nộp lệ phí môn bài
Sau khi thành lập chi nhánh cần làm gì là điều nhiều người quan tâm. Chi nhánh là đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp và vẫn là đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật. Trường hợp chi nhánh ở cùng địa phương cấp tỉnh với doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ thực hiện kê khai và nộp lệ phí môn bài cho chi nhánh. Trường hợp chi nhánh ở khác địa phương cấp tỉnh với doanh nghiệp thì chi nhánh sẽ tự thực hiện kê khai và nộp lệ phí môn bài với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của mình.
Mức nộp lệ phí môn bài của chi nhánh là 1.000.000VNĐ (một triệu đồng)/năm. Tương tự như doanh nghiệp, nếu chi nhánh thành lập trong thời gian 06 tháng đầu năm thì nộp lệ phí môn bài cho cả năm. Nếu thành lập trong 06 tháng cuối năm (từ ngày 01/07 đến ngày 31/12 của năm); thì năm đầu tiên chỉ nộp 50% mức lệ phí môn bài cho cả năm.
Đăng ký thuế với chi nhánh công ty
Một vấn đề nữa giải quyết câu hỏi sau khi thành lập chi nhánh cần làm gì đó chính là thuế Giá trị gia tăng và hóa đơn. Chi nhánh đều được tự đặt in hóa đơn để sử dụng hoặc sử dụng chung hóa đơn với doanh nghiệp. Bao gồm cả chi nhánh độc lập và chi nhánh phụ thuộc. Thủ tục phát hành hóa đơn chi nhánh sẽ thực hiện và tiến hành giống như khi phát hành hóa đơn với công ty.
Tuy nhiên, trường hợp chi nhánh có con dấu, tài khoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ, kê khai đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra có nhu cầu kê khai nộp thuế riêng phải đăng ký nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng.
Mở tài khoản ngân hàng cho chi nhánh doanh nghiệp
Chi nhánh cần liên hệ với Ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam để tiến hành mở tài khoản thanh toán cho mình sau khi hoàn thành thủ tục thông báo hoạt động chi nhánh thành công. Sau đó, chi nhánh doanh nghiệp tiếp tục tiến hành thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tài khoản này của mình.
Trên đây là một số nội dung hướng dẫn sau khi thành lập chi nhánh cần làm gì. Chi tiết hơn về vấn đề này, cũng như để đội ngũ luật sư và các chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm của Phan Law Vietnam có thể hỗ trợ bạn tốt nhất; hãy trực tiếp liên hệ với chúng tôi thông qua các phương thức dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn