Trong một thế giới mở như hiện nay, con người có thể tiếp nhận nhiều nguồn thông tin với các hình thức đa dạng. Bên cạnh những nội dung tốt, bổ ích thì nhiều nguồn thông tin, tác phẩm mang những nội dung xấu, tuyên truyền cho các tổ chức phản động.
>> Tìm hiểu thêm thủ tục đăng ký bản quyền: Đăng ký bản quyền cần chuẩn bị những gì?
Phản động là từ được dùng để chỉ ý kiến hoặc hành động phản đối, chống đối các phong trào chính trị hoặc phong trào xã hội được cho là đúng đắn, tiến bộ. Trái nghĩa với “phản động” là “cách mạng”, “tiến bộ”. Tại Việt Nam, phản động có thể được định nghĩa như các hành động phản bội Tổ quốc, phản bội nhân dân, đi ngược lại đường lối của Đảng, phá hoại nền an ninh quốc gia…
Tại Bộ luật hình sự 2015, “phản động” là những tội quy định tại Chương XIII, cụ thể: Tội phản bội Tổ quốc; Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; Tội gián điệp; Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ; Tội bạo loạn; Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội; Tội phá hoại chính sách đoàn kết; Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Tội phá rối an ninh; Tội chống phá cơ sở giam giữ; Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân; Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân.
Trong pháp luật sở hữu trí tuệ, chính sách của nhà nước là: Khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ nhằm góp phần phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng; không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh (Điều 8 Luật Sở hữu trí tuệ).
Khoản 2 Điều 7 Luật Sở hữu trí tuệ về “Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ” cũng nêu rõ: “Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Như vậy, theo pháp luật hiện hành, tác phẩm có nội dung phản động sẽ không được bảo hộ.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi, để được hỗ trợ làm thủ tục đăng ký bản quyền tác giả, Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Phan Law qua thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn