Công ty mẹ, công ty con là những khái niệm doanh nghiệp phổ biến trong các tập đoàn kinh tế, tổng công ty. Nhà nước công nhận, quản lý và điều chỉnh các hình thái kinh tế này tại Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản pháp lý liên quan. Cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu về cách thành lập công ty con, cũng như những đặc điểm của loại hình này trong bài viết dưới đây.
Đặc điểm của công ty con
Trước khi muốn thành lập công ty con, trước hết bạn nên nắm được các đặc điểm của loại hình công ty này. Theo quy định tại Chương VIII – Luật Doanh nghiệp 2014, công ty con là một trong những thành viên của nhóm công ty. Tuy nhóm công ty không có tư cách pháp nhân, nhưng công ty con, công ty mẹ và các công ty thành viên khác trong nhóm công ty đều có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật.
Công ty mẹ – công ty con
Theo hướng dẫn tại Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2014, một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
- Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
- Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
Như vậy, có thể thấy dù có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập, tuy nhiên công ty con vẫn chịu sự ràng buộc trực tiếp từ công ty mẹ. Ngoài ra, Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ, cũng như các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau. Điều này giúp cho việc quản lý của nhà nước cũng như quản lý chung trong doanh nghiệp, nhóm công ty diễn ra lưu loát, thống nhất. Còn một lưu ý trước khi thành lập công ty con mà bạn phải nắm, đó là các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014.
Thành lập công ty con như thế nào?
Như đặc điểm đã nêu ở trên của công ty con, việc thành lập công ty con được tiến hành theo đúng các thủ tục thành lập công ty mới như quy định pháp luật, tuy nhiên ở phần hồ sơ thành lập bạn cần lưu ý chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Điều lệ công ty
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.
- Danh sách thành viên, cổ đông (Trong trường hợp công ty con là công ty TNHH từ 02 thành viên trở lên hoặc Công ty Cổ Phần)
- Tùy theo loại hình công ty mẹ mà bổ sung hồ sơ tương ứng như sau: Quyết định của chủ sở hữu về việc cử người góp vốn quản lý vào công ty con đối với Công ty TNHH 01 Thành viên; Quyết định của Chủ tịch Hội đồng thành viên về việc cử người góp vốn quản lý vào công ty con đối với Công ty TNHH 02 Thành viên trở lên; Quyết định của Hội đồng quản trị về việc cử người góp vốn quản lý vào công ty đối với Công ty Cổ phần
- Các giấy tờ xác thực như: giấy tờ chứng minh của các thành viên trong công ty; Giấy phép kinh doanh sao y công chứng của công ty mẹ; chứng minh của người đứng đầu công ty con chuẩn bị thành lập
Để việc thành lập công ty con của bạn diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, tiết kiệm; cũng như để đội ngũ Luật Sư và các chuyên viên pháp lý của Phan Law Vietnam có thể tư vấn kỹ hơn trong từng trường hợp cụ thể, hãy liên hệ ngay với chúng tôi thông qua các thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn