Khu công nghiệp, khu chế xuất là những địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành. Theo đó, doanh nghiệp hoạt động trong khu vực này sẽ được hưởng những ưu đãi đặc biệt của Nhà nước để phát triển kinh doanh. Kèm theo với những ưu đãi này, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục đăng ký hơi khác so với các doanh nghiệp bên ngoài.
Khu công nghiệp là gì?
Theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 82/2018/NĐ-CP, Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này. Khu công nghiệp gồm nhiều loại hình khác nhau, bao gồm: Khu chế xuất, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp sinh thái (sau đây gọi chung là Khu công nghiệp, trừ trường hợp có quy định riêng đối với từng loại hình).
Như vậy, có thể thấy Khu công nghiệp là đối tượng đặc thù của quản lý nhà nước về kinh tế trong các giai đoạn phát triển với các đặc điểm về mục tiêu thành lập, giới hạn hoạt động tập trung vào công nghiệp, ranh giới địa lý và thẩm quyền ra quyết định thành lập.
Thành lập doanh nghiệp ở khu công nghiệp như thế nào?
Khu công nghiệp là địa bàn ưu đãi đầu tư, được hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn theo pháp luật về đầu tư. Vì vậy, trong trường hợp thành lập doanh nghiệp (tổ chức kinh tế) trong khu công nghiệp là hành động đầu tư tại khu công nghiệp sẽ phải đảm bảo được các quy trình đăng ký theo pháp luật doanh nghiệp và pháp luật đầu tư.
Cụ thể, trường hợp thường thấy nhất đối với hoạt động thành lập doanh nghiệp thông thường trong khu công nghiệp bạn cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký đầu tư nộp đến ban quản lý khu công nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư 2014 bao gồm một số giấy tờ như:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;….
Sau khi có giấy chứng nhận đầu tư, bạn tiếp tục chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật doanh nghiệp và pháp luật đầu tư để ban quản lý xem xét và trả kết quả. Bởi tính chất đặc biệt của khu công nghiệp, vì vậy thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại địa điểm này sẽ trải qua quá trình thẩm định khác và khó hơn nhiều so với thủ tục thành lập doanh nghiệp bên ngoài. Chi tiết nhất cho từng nhu cầu, trường hợp về vấn đề này bạn nên trực tiếp trao đổi với luật sư của Phan Law thông qua:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn