Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất đối với loại hình công ty cổ phần. Theo đó, pháp luật quy định rất cụ thể cơ chế hoạt động, quyền hạn và nghĩa vụ của đại hội đồng cổ đông trong Luật Doanh nghiệp 2014. Cùng tìm hiểu về cơ quan “quyền lực” này trong bài viết dưới đây của Phan Law nhé.
Đại hội đồng cổ đông bao gồm những ai?
Theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 135 Luật Doanh nghiệp (Luật Dn): “Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.”.
Thông thường, trong công ty cổ phần sẽ có ba loại cổ đông bao gồm: Cổ đông sáng lập, cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi. Đối với cổ đông phổ thông và cổ đông sáng lập đều có quyền biểu quyết trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 114 Luật Dn. Đối với cổ đông ưu đãi, tùy thuộc vào loại cổ phần mà họ đang nắm giữ để xác định xem họ có quyền biểu quyết trong đại hội đồng cổ đông hay không. Cụ thể, nếu cổ đông nắm giữ loại cổ phần ưu đãi biểu quyết thì sẽ được tham dự biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông theo quy định tại Điều 116 Luật Dn.
Quyền và nghĩa vụ của đại hội đồng cổ đông
Như đã giới thiệu ở trên, đại hội đồng cổ đông với cương vị là cơ quan quyền lực quyết định cao nhất của công ty cổ phần được pháp luật quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ tại khoản 2 Điều 135 Luật DN bao gồm:
- Thông qua định hướng phát triển của công ty; Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần;
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;
- Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác;
- Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại; Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;
- Thông qua báo cáo tài chính hằng năm; Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;
- Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty.
Ngoài ra đại hội đồng cổ đông vẫn có những quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty. Nếu bạn có thắc mắc nào chưa hiểu hoặc cần được hỗ trợ cụ thể hơn cho từng trường hợp về vấn đề này, bạn có thể trực tiếp liên hệ với Phan Law Vietnam thông qua các phương thức dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn