Khi bán tài sản chung của vợ chồng mà không có sự đồng ý của môt bên thì có vi phạm pháp luật không? Các bên có quyền thỏa thuận phân chia tài sản chung hay không? Là những câu hỏi được nhiều gia đình quan tâm hiện nay. Vậy để biết thêm thông tin về vấn đề này xin mời quý khách cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
>> Phân chia tài sản và giành quyền nuôi con sau ly hôn thì phải làm sao?
>> Trong thời kỳ hôn nhân vợ/chồng có được thỏa thuận phân chia tài sản chung?
>> Có quyền chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân không?
Theo quy định pháp luật có được tự ý bán tài sản chung của vợ chồng không?
Quy định của pháp luật về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền được thỏa thuận phân chia tài sản theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ở Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân quy định như sau:
- Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
- Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.
Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.
Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác (Điều 39 Luật Hôn nhân và gia đình).
Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.
Thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba (theo Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình).
Có được tự ý bán tài sản chung của vợ chồng không?
Khoản 1 điều 29 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau: Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập. Nên tất cả tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo quy định của pháp luật thì việc bán tài sản chung cần phải có sự thỏa thuận giữa 2 vợ chồng:
Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung
Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
- Bất động sản;
- Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
- Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.
Đặc biệt nếu nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng thì việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng. Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng (Điều 31 luật hôn nhân và gia đình năm 2014). Việc vợ, chồng tự ý bán căn nhà mà không được sự đồng ý của người còn lại là trái với quy định của pháp luật.
Có thể gửi đơn lên tòa án yêu cầu tuyên bố giao dịch mua bán nhà giữa chồng bạn và người mua là vô hiệu. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định tại điều 137 bộ luật dân sự: Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường. Theo đó vợ, chồng hoàn toàn có quyền đòi lại phần tài sản trong khối tài sản chung được xác lập trong thời kì hôn nhân.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 –Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư