Đối với loại hình đặc biệt như công ty hợp danh, pháp luật có những quy định khá cụ thể và chặt chẽ để có thể điều chỉnh hoạt động của loại hình này một cách phù hợp nhất. Vậy, công ty hợp danh sẽ thực hiện chuyển đổi loại hình kinh doanh sang các loại hình doanh nghiệp khác như thế nào? Cùng tìm hiểu với Phan Law ngay trong bài viết dưới đây!
Các đặc điểm nổi bật của công ty hợp danh
Theo quy định tại Điều 172 Luật Doanh nghiệp 2014 (Luật DN), công ty hợp danh là doanh nghiệp có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung được gọi chung là thành viên hợp danh. Thành viên hợp danh là thành viên đặc biệt quan trọng đối với loại hình doanh nghiệp này, vì mọi hoạt động của công ty hợp danh sẽ được thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình!
Ngoài các thành viên hợp danh, pháp luật cho phép công ty hợp danh kêu gọi vốn góp thông qua các thành viên góp vốn, và những thành viên này chỉ phải chịu trách nhiệm tương đương với số vốn mà họ góp vào công ty theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 172 Luật DN. Tuy vậy, công ty hợp danh vẫn được công nhận là một pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty hợp danh chuyển đổi loại hình kinh doanh như thế nào?
Chuyển đổi loại hình kinh doanh là một trong các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp dành cho một số các loại hình kinh doanh, không bao gồm hình thức công ty hợp danh. Quy định như vậy cũng rất phù hợp với các đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh. Cụ thể:
- Tuy có tư cách pháp nhân nhưng thực chất các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của cá nhân chủ sở hữu. Vì vậy việc chuyển đổi sẽ không thể thực hiện được đối với trách nhiệm này của thành viên hợp danh.
- Pháp luật cho phép thành viên hợp danh sau khi chuyển nhượng hết phần vốn góp của mình cho người khác hoặc rút phần vốn góp đó ra khỏi công ty hợp danh, tuy nhiên vẫn ràng buộc thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm liên đới đối với công ty 2 năm sau đó, không thể chấm dứt ngay nghĩa vụ của các thành viên này đối với công ty vì vậy không thể chuyển đổi loại hình sẽ khiến cho trách nhiệm bị thay đổi theo.
Từ các đặc điểm riêng biệt trên, để có thể hạn chế một cách tối đa các trường hợp rủi ro cho khách hàng, đối tác cũng như các chế độ tài sản không rõ ràng giữa chủ sở hữu và Công ty nên quy định pháp luật đã không cho phép chuyển đổi loại hình của Công ty Hợp danh.
Chi tiết hơn nữa về công ty hợp danh và chuyển đổi loại hình kinh doanh mà công ty hợp danh có thể thực hiện, bạn có thể trực tiếp liên hệ với Phan Law Vietnam thông qua các phương thức dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn