Hợp nhất doanh nghiệp là một trong các hình thức để tiến hành tổ chức lại doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Hợp nhất doanh nghiệp chính là biện pháp khá hữu hiệu để nhanh chóng gia tăng số vốn cũng như tiềm lực của doanh nghiệp. Pháp luật có những quy định điều chỉnh rất cụ thể để doanh nghiệp có thể tham khảo tiến hành thực hiện hình thức tổ chức lại này.
Hợp nhất doanh nghiệp là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: “Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất…”
Từ đó có thể thấy, hợp nhất doanh nghiệp có thể nói là một hình thức tập hợp nguồn lực nhanh và ngắn nhất từ hai hoặc nhiều Công ty thành một Công ty lớn mạnh hơn nhiều về tài chính, nhân sự hay cả thị phần kinh tế,…Việc hợp nhất giữa các Công ty cùng lĩnh vực sẽ tạo được sức mạnh, sức cạnh tranh trên thị trường so với các Công ty cũ phải cạnh tranh riêng lẻ. Tuy nhiên, việc hợp nhất thì Công ty phải tổ chức lại nhân sự, quy trình khi mô hình Công ty lớn hơn.
Ngoài ra, nếu các Công ty đang gặp phải các khoản nợ thì có thể sẽ là gánh nặng cho Công ty mới nếu hợp nhất lại với nhau. Vì vậy, khi hợp nhất, các Công ty thường phải chú ý đến các vấn đề tài chính, vì suy cho cùng mục đích của kinh doanh là làm cho Doanh nghiệp lớn mạnh hơn và đem lại tiềm năng kinh tế tốt hơn lúc chưa hợp nhất.
Cần lưu ý, đối với trường hợp hợp nhất mà theo đó Công ty hợp nhất có thị phần từ 30% đến 50% thị phần liên quan thì đại diện hợp nhất của Công ty bị hợp nhất phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác. Cấm các trường hợp hợp nhất mà theo đó Công ty hợp nhất có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác.
Các nội dung cần có của hợp đồng hợp nhất doanh nghiệp
Trước khi hợp nhất, các Công ty bị hợp nhất phải chuẩn bị và thông qua hợp đồng hợp nhất. Theo đó, căn cứ điểm a Khoản 2 Điều 194 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về hợp đồng hợp nhất phải có các nội dung chủ yếu như sau:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của các công ty bị hợp nhất
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty hợp nhất
- Thủ tục và điều kiện hợp nhất
- Phương án sử dụng lao động
- Thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp nhất thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất
- Thời hạn thực hiện hợp nhất
- Dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất
Hợp nhất doanh nghiệp song song với những lợi ích đạt được chắc chắn không thể thiếu những rủi ro. Để tránh những trường hợp sai lầm không đáng có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Phan Law Vietnam có thể hỗ trợ cho công ty của bạn chi tiết nhất cho vấn đề pháp lý hợp nhất doanh nghiệp, hãy trực tiếp liên hệ với chúng tôi thông qua:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn