Hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau, trong đó doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục liên quan tới thuế. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp lại chưa biết thực hiện các thủ tục thuế sau khi thành lập doanh nghiệp như thế nào. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề trên.
>> Xem thêm bài viết thành lập công ty cổ phần: Hướng dẫn thành lập công ty cổ phần hiệu quả
Kê khai và nộp thuế môn bài tại cơ quan thuế quản lý
Theo quy định của pháp luật, thủ tục thuế sau khi thành lập doanh nghiệp mới đầu tiên là kê khai và nộp thuế môn bài tại cơ quan quản lý thuế. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải tới cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp mình để nộp tờ khai thuế môn bài theo mẫu 01/MBAI – Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC và trích nộp tiền thuế Môn bài từ tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước thông qua hình thức nộp thuế điện tử hoặc nộp tại ngân hàng.
Mức thu lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp được quy định trong Thông tư số 302/2016/TT-BTC như sau:
– Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 (ba triệu) đồng/năm;
– Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 (hai triệu) đồng/năm;
– Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm.
Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hướng dẫn tại khoản này căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc ghi trong điều lệ hợp tác xã. Trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
Kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) nếu phát sinh
Thủ tục thuế sau khi thành lập doanh nghiệp mới tiếp theo phải thực hiện đó là kê khai thuế GTGT, thuế TNDN. Hiện nay có hai phương pháp tính thuế GTGT là phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. Doanh nghiệp đăng ký phương pháp tính thuế GTGT phù hợp với mức vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh của công ty. Doanh nghiệp mới thành lập thì việc khai và nộp thuế GTGT được thực hiện theo quý.
Đối với thuế TNCN và thuế TNDN nếu phát sinh tại thời điểm thành lập công ty thì phải tiến hành kê khai và nộp thuế. Trong quá trình hoạt động phát sinh hai loại thuế trên thì công ty tiến hành thực hiện quyết toán thuế theo quy định của pháp luật.
Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tới Phòng đăng ký kinh doanh
Để quản lý dòng tiền giao dịch của các công ty, pháp luật quy định những giao dịch có giá trị lớn từ 20 triệu đồng trở lên (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) thì phải thực hiện chuyển khoản qua ngân hàng (căn cứ quy định tại Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014). Tài khoản ngân hàng giúp doanh nghiệp thực hiện các giao dịch qua chuyển khoản và thực hiện nộp thuế điện tử. Khi giao dịch qua tài khoản ngân hàng thì công ty mới được khấu trừ thuế giá trị gia tăng và ghi chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
In và đặt hóa đơn điện tử
Theo quy định pháp luật thì việc sử dụng hóa đơn điện tử để giao dịch là bắt buộc. Doanh nghiệp tiến hành liên hệ với các đơn vị cung cấp để đặt in hóa đơn và sử dụng hóa đơn điện tử. Hiện nay, một số nhà mạng cung cấp hóa đơn điện tử lớn như Viettel, VNPT, Vina, BKAV. Công ty tiến hành mua hóa đơn điện tử tại các nhà cung cấp trên để được sử dụng hóa đơn điện tử.
Trên đây là một số thủ tục thuế sau khi thành lập doanh nghiệp phải thực hiện. Thực hiện đúng quy định pháp luật liên quan đến thuế giúp doanh nghiệp an tâm hoạt động, tránh trường hợp bị cơ quan nhà nước xử phạt. Để được tư vấn trực tiếp các vấn đề liên quan đến thuế bạn có thể liên hệ với Phan Law chúng tôi qua thông tin sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn