Sáp nhập doanh nghiệp là một trong những hoạt động tổ chức lại của doanh nghiệp được pháp luật cho phép và quy định trong Luật Doanh nghiệp 2014. Trường hợp sáp nhập doanh nghiệp sẽ dẫn đến rất nhiều thay đổi về nội dung đăng ký kinh doanh, cũng như đặc biệt về vấn đề thuế.
Sáp nhập doanh nghiệp là gì?
Theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2014 (Luật DN), sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số công ty có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
Giải quyết vấn đề thuế khi sáp nhập doanh nghiệp
Theo quy định điểm c khoản 2 Điều 195 Luật DN, khi công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập. Cụ thể hơn về vấn đề thuế, tại Thông tư 95/2016/TT-BTC có hướng dẫn ở điểm a khoản 1 Điều 16, trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế đối với việc tổ chức lại, sáp nhập doanh nghiệp.
Như vậy, trong trường hợp sáp nhập doanh nghiệp, bạn cần phải tiến hành thực hiện thủ tục hoàn thành nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế trước khi sáp nhập. Việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của doanh nghiệp được cơ quan thuế thực hiện cùng với thời hạn cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp (giải thể) trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Chi tiết nhất về vấn đề khá rắc rối này, bạn có thể dành chút thời gian liên hệ trực tiếp với Phan Law thông qua các phương thức sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn