Trong hôn nhân, không phải lúc nào vợ chồng cũng có thể đồng hành cùng nhau trọn vẹn cả cuộc đời. Khi cả hai nhận thấy không thể tiếp tục chung sống và đều đồng thuận về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân, thì có thể lựa chọn thuận tình ly hôn. Đây là trường hợp ly hôn mà cả hai bên cùng đồng ý về mọi vấn đề liên quan, bao gồm tình trạng hôn nhân, quyền nuôi con và phân chia tài sản. Để thực hiện thủ tục này, vợ chồng cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và tuân theo quy trình pháp lý theo quy định hiện hành.


Thuận tình ly hôn cần giấy tờ gì?
Để nộp đơn yêu cầu thuận tình ly hôn, hai bên cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ, bao gồm:
- Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn có chữ ký của cả hai vợ chồng;
- Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, để xác nhận quan hệ hôn nhân;
- Bản sao có chứng thực căn cước công dân hoặc Hộ chiếu của cả hai bên;
- Bản sao có chứng thực giấy khai sinh của con để xác định quyền nuôi dưỡng (nếu có con chung);
- Bản sao có chứng các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản cũng cần được cung cấp để tòa án xem xét (nếu có tài sản chung).
Việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ sẽ giúp quá trình giải quyết diễn ra nhanh chóng, tránh việc bổ sung giấy tờ nhiều lần gây kéo dài thời gian.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, vợ chồng nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cả hai hoặc một trong hai bên đang cư trú hoặc làm việc. Tòa án sẽ xem xét hồ sơ và nếu hợp lệ, sẽ ra thông báo nộp lệ phí ly hôn. Sau khi đóng lệ phí và nộp lại biên lai cho tòa, tòa án thụ lý vụ án và tiến hành hòa giải theo quy định. Hòa giải là bước quan trọng nhằm giúp vợ chồng cân nhắc lại quyết định ly hôn, xem xét khả năng đoàn tụ. Nếu sau quá trình hòa giải, cả hai vẫn giữ nguyên quyết định, Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải không thành và ra Quyết định.


Quy trình thực hiện thủ tục thuận tình ly hôn
Để thực hiện thủ tục thuận tình ly hôn, bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ly hôn
Để thực hiện thủ tục thuận tình ly hôn, vợ chồng cần chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn thuận tình ly hôn (theo mẫu của Tòa án).
- Giấy chứng nhận kết hôn (bản chính).
- CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu của cả hai vợ chồng (bản sao có công chứng).
- Sổ hộ khẩu của hai bên (bản sao có công chứng).
- Giấy khai sinh của con chung (bản sao có công chứng – nếu có con chung).
- Giấy tờ chứng minh tài sản chung (nếu có yêu cầu phân chia tài sản).
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Tòa án có thẩm quyền
Sau khi đã chuẩn bị đủ hồ sơ thuận tình ly hôn, vợ chồng cần nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi vợ hoặc chồng đang cư trú hoặc làm việc.
Sau khi nhận hồ sơ, Tòa án sẽ kiểm tra tính hợp lệ của các giấy tờ. Nếu hồ sơ đầy đủ, Tòa án sẽ ra thông báo nộp lệ phí và tiếp tục giải quyết vụ việc.
Bước 3: Tham gia hòa giải tại Tòa án và ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn
Theo quy định pháp luật, Tòa án sẽ tổ chức phiên hòa giải để tạo cơ hội cho hai bên suy nghĩ lại về quyết định ly hôn.
Nếu sau hòa giải, cả hai vẫn giữ nguyên quyết định ly hôn và không có tranh chấp về tài sản hoặc con cái, Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải không thành và ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến Quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác Quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888
Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư