Khi bạn có vốn, có đam mê, có một chút kinh nghiệm cùng năng lực thì đã có thể kinh doanh lĩnh vực mình yêu thích. Việc mở công ty sẽ đem lại bước ngoặc lớn trong quá trình kinh doanh của chính bạn. Việc thành lập một doanh nghiệp để kinh doanh có thể giúp thương hiệu, sản phẩm của bạn được nhiều người biết đến, được nhiều người tin tưởng và sử dụng, từ đó mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Hãy cùng tìm hiểu về các loại hình doanh nghiệp hiện nay. Mời các bạn theo dõi bài viết.
Có mấy loại hình doanh nghiệp hiện nay?
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 thì hiện nay có 4 loại hình doanh nghiệp được nhà nước thừa nhận và bảo vệ đó là:
Thứ nhất, doanh nghiệp tư nhân
Do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nó thường làm việc theo nghề nghiệp của chủ doanh nghiệp. Chủ sở hữu doanh nghiệp đồng thời là nhà quản lý các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp.
Thứ hai, công ty hợp danh
Là doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh (chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung), ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty
Thứ ba, công ty trách nhiệm hữu hạn
Trong số các loại hình doanh nghiệp thì Công ty TNHH là loại hình phổ biến nhất. Gồm công ty TNHH 1 thành viên do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu và công ty TNHH 2 thành viên trở lên trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên từ 2 người trở lên và không vượt quá 50 người. Thành viên công ty TNHH chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Về cơ bản hai loại hình công ty này giống nhau, ngoại trừ khác nhau do số lượng thành viên quyết định.
Thứ tư, công ty cổ phần
Là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Những người nắm giữ cổ phiếu gọi là cổ đông. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Khi nào doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ thuế?
Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân (cá nhân) và pháp nhân (tổ chức) có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế.
Theo quy định thì sau khi có mã số doanh nghiệp (đồng thời là mã số thuế), doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục về thuế tại Cơ quan Thuế để kê khai, nộp thuế theo thông báo của Cục thuế tỉnh/thành phố (thủ tục tạo và phát hành hóa đơn; thủ tục mua, cấp hóa đơn; thủ tục kê khai nộp thuế,…).
Các khoản thuế phải nộp khi thành lập công ty là gì?
Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký thành lập công ty, được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy phép kinh doanh, Mã số thuế thì doanh nghiệp phải tiến hành hồ sơ khai thuế ban đầu với cơ quan thuế và nộp các khoản thuế sau:
Thứ nhất, lệ phí môn bài:
- Thành lập vào 6 tháng đầu năm: phải nộp lệ phí môn bài cả năm
- Thành lập vào 6 tháng cuối năm (từ 01/07 về cuối năm): sẽ nộp lệ phí môn bài: 1/2 năm
Thứ hai, thuế giá trị gia tăng: Mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc kê khai thuế được thực hiện theo quý và kê khai theo phương pháp trực tiếp.
Thứ ba, thuế thu nhập cá nhân:
- Nếu trong tháng phát sinh số thuế TNCN phải nộp > 50.000.000 thì kê khai theo tháng.
- Nếu trong tháng phát sinh số thuế TNCN phải nộp < 50.000.000 thì kê khai theo quý.
- Nếu trong tháng hoặc quý không phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì không phải kê khai nhưng vẫn phải nộp tờ khai quyết toán năm
Thứ tư, thuế thu nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp mới thành lập thực hiện khai thuế TNDN theo quý với thuế suất là 22%.
Trên đây là các nội dung tư vấn về các loại hình doanh nghiệp hiện nay. Trường hợp quý khách có thắc mắc hoặc cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Phan Law VietNam theo thông tin sau đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn