Theo quy định của luật doanh nghiệp hiện hành có 4 loại hình doanh nghiệp chính đó là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Mỗi loại hình doanh nghiệp lại có ưu nhược điểm khác nhau mà phụ thuộc vào nhu cầu, khả năng của cá nhân, tổ chức để lựa chọn mô hình thành lập phù hợp. Bài viết sẽ cho chúng ta cái nhìn chung về các loại hình doanh nghiệp 2018.
Việt Nam có những loại hình doanh nghiệp nào?
Hiện nay, Việt Nam có 4 loại hình doanh nghiệp được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ, đó là:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn gồm công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên: có tư cách pháp nhân. Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50. Về nguyên tắc, thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp
- Công ty cổ phần: có tư cách pháp nhân. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp
- Công ty hợp danh: có tư cách pháp nhân. Công ty phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
- Doanh nghiệp tư nhân: không có tư cách pháp nhân. Do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Ưu và nhược điểm của công ty TNHH là gì?
Công ty TNHH 1 thành viên là 1 trong các loại hình doanh nghiệp 2018. Doanh nghiệp này có những ưu và nhược điểm sau:
Ưu điểm:
- Không nhất thiết phải tìm đối tượng hợp tác để cùng thành lập doanh nghiệp.
- Chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề có liên quan đến hoạt động của công ty.
- Ít gây ra rủi ro cho chủ sở hữu do chế độ trách nhiệm hữu hạn
Nhược điểm:
- Bị hạn chế trong vấn đề huy động vốn do không được phát hành cổ phiếu
- Không được rút vốn trực tiếp mà phải bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác.
- Tiền lương thanh toán cho chủ sở hữu không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có những ưu và nhược điểm sau:
Ưu điểm:
- Ít gây ra rủi ro cho người góp vốn do chế độ trách nhiệm hữu hạn
- Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.
- Các thành viên thường có mối quan hệ quen biết nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp.
Nhược điểm:
- Uy tín của công ty trước đối tác phần nào bị ảnh hưởng bởi chế độ trách nhiệm hữu hạn.
- Không có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn nên bị hạn chế trong vấn đề huy động vốn
- Số lượng thành viên giới hạn trong công ty là 50 người.
Công ty cổ phần có những ưu và nhược điểm nào?
Công ty cổ phần có những ưu và nhược điểm sau đây:
Ưu điểm:
- Có thể phát hành cổ phiếu để huy động vốn
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
- Có tư cách pháp nhân
- Quy mô hoạt động lớn, không giới hạn số lượng cổ đông tối đa thuận lợi khi mở rộng kinh doanh
Nhược điểm:
- Công ty có số cổ đông lớn nên có thể xảy ra sự phân hóa thành các nhóm cổ đông có lợi ích đối kháng nhau
- Khả năng bảo mật kinh doanh, tài chính bị hạn chế do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông.
Trên đây là các nội dung tư vấn về các loại hình doanh nghiệp 2018. Trường hợp quý khách có thắc mắc hoặc cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Phan Law VietNam theo thông tin sau đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn