Luật hôn nhân và gia đình hiện hành tiếp tục xây dựng và củng cố gia đình xã hội chủ nghĩa, giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, xóa bỏ những tục lệ lạc hậu, những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình phòng kiến, chống ảnh hưởng của chế độ hôn nhân và gia đình tư sản. Bài viết hôm nay sẽ tìm hiểu luật hôn nhân và gia đình về vấn đề hồ sơ ly hôn cần chuẩn bị những giấy tờ gì và những lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ.
>>> Tìm hiểu thêm về thủ tục ly hôn: Thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật hiện hành <<<
Khi ly hôn tại Tòa cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Theo tìm hiểu luật hôn nhân và gia đình thì khi ly hôn tại Tòa án cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Đơn xin ly hôn (Theo mẫu)
- Giấy Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu, Hộ khẩu (Bản sao có chứng thực)
- Giấy Chứng nhận kết hôn (Bản chính hoặc Bản trích lục)
- Giấy khai sinh của các con (Bản sao)
- Bản sao chứng từ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu tài sản (Nếu có)
Khi chuẩn bị hồ sơ ly hôn cần lưu ý những vấn đề gì?
Sau khi tìm hiểu luật hôn nhân và gia đình cũng như trong quá trình chuẩn bị sơ để tiến hành làm thủ tục ly hôn tại Tòa án thì chúng tôi đưa ra những chú ý những vấn đề sau để các bạn lưu ý:
Thứ nhất, về đơn xin ly hôn
Nếu hai người thuận tình ly hôn thì đơn ly hôn của vợ hoặc chồng phải có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc sứ quán Việt Nam tại nước ngoài.
Thứ hai, về bản chính giấy chứng nhận kết hôn
Nếu mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn kiện.
Thứ ba, về bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản
Nếu ly hôn có tranh chấp tài sản thì cần chú ý:
Trường hợp 1: Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh và có tên trong hộ khẩu.
Trường hợp 2: Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn. Trong trường hợp các bên không tiến hành ghi chú nhưng vẫn muốn ly hôn thì trong đơn xin ly hôn phải trình bày rõ lý do không ghi chú kết hôn.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giải đáp được những vướng mắc liên quan đến tìm hiểu luật hôn nhân và gia đình về ly hôn. Để có thể được tư vấn chi tiết hơn về các trường hợp cụ thể, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn