Cơ sở sản xuất được ví như một đơn vị kinh tế cơ sở, là tế bào của nền kinh tế quốc dân. Tại đây, diễn ra các hoạt động tạo ra sản phẩm – thực hiện cung cấp các loại sản phẩm đó – phục vụ nhu cầu xã hội. Vai trò của cơ sở sản xuất trong nền kinh tế thị trường là không thể phủ nhận. Cùng tìm hiểu để biết thủ tục thành lập cơ sở sản xuất ra sao. Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Cách thức thành lập cơ sở sản xuất ra sao?
Nếu cơ sở sản xuất hoạt động với quy mô lớn (vốn, số lượng thành viên dự kiến, mục đích kinh doanh…) thì nó có thể được hiểu với tư cách là một doanh nghiệp. Ngược lại, nếu quy mô sản xuất của cơ sở sản xuất nhỏ thì nó cũng có thể được hiểu là hộ kinh doanh cá thể.
Do đó, khi tiến hành đăng ký cơ sở sản xuất, bạn cần xác định thật kỹ mục đích kinh doanh của bạn là gì, số vốn bạn hiện có, quy mô sản xuất mà bạn dự kiến lớn hay nhỏ…để lựa chọn cơ sở sản xuất của bạn sẽ hoạt động với tư cách là một doanh nghiệp hay một hộ kinh doanh cá thể.
Hồ sơ thành lập cơ sở sản xuất dưới dạng doanh nghiệp gồm gì?
Khi tiến hành thành lập doanh nghiệp cơ sở sản xuất thì các bạn cần chuẩn bị một số loại giấy tờ dưới đây:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên, cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài
- Giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân, của các thành viên công ty, của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân
- Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
Hồ sơ đăng ký cơ sở sản xuất dưới dạng hộ kinh doanh cần gì?
Khi đăng ký thành lập cơ sở sản xuất dưới dạng mô hình hộ kinh doanh thì cần những giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (Phụ lục III-1, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT)
- Danh sách các cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh (Phụ lục III-2, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT)
- Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình
- Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
Trên đây là các nội dung tư vấn về tìm hiểu vấn đề thủ tục thành lập cơ sở sản xuất hiện nay. Trường hợp quý khách có thắc mắc hoặc cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Phan Law VietNam theo thông tin sau đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn