Theo pháp luật về doanh nghiệp hiện hành thì để một nhà đầu tư bất kỳ khi có mong muốn thành lập công ty mới thì cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện tương ứng với loại hình doanh nghiệp. Bên cạnh đó là việc thực hiện các bước để thành lập công ty nhằm hoàn thiện mặt hồ sơ pháp lý là nghĩa vụ của một doanh nghiệp mới. Với mỗi loại hình doanh nghiệp và trường hợp nhất định thì quy trình đôi khi sẽ có sự thay đổi. Tuy nhiên mọi quy trình để hình thành một công ty mới đều sẽ có những bước cơ bản theo bài viết dưới đây.
Chuẩn bị thông tin và hồ sơ thành lập
Để bắt đầu cho một quá trình hình thành nên doanh nghiệp mới, người kinh doanh cần có những chuẩn bị cơ bản ngay từ ban đầu. Tiền đề này sẽ làm cơ sở cho việc thành lập, đăng ký và các hoạt động về sau của công ty đó. Theo đó các vấn đề cần được chuẩn bị kỹ lưỡng bao gồm:
– Tên công ty
– Trụ sở chính
– Thành viên góp vốn, cổ đông, chiến lược, vốn điều lệ
Sau khi đã có những cơ sở vững chắc thì việc tiếp theo chủ công ty cần làm chính là soạn thảo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tương ứng với loại hình đó. Lưu ý mỗi hình thức khác nhau sẽ có hồ sơ đăng ký khác nhau. Hồ sơ được xem là hợp lệ khi hồ sơ có đầy đủ giấy tờ theo quy định của Luật này và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật. Vì vậy người thực hiện cần nắm vững vấn đề này trước khi tiến hành nhằm tránh lãng phí thời gian và những sai sót không đáng có.
Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Khi hồ sơ đăng ký được soạn thảo hoàn thiện thì cần được nộp đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Đây là một trong các bước để thành lập công ty chính thức. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Khi được nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì công ty có thể bắt đầu những hoạt động sản xuất kinh doanh đầu tiên.
Khắc con dấu và công bố mẫu dấu
Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì một trong số các bước để thành lập công ty sau đó chính là tạo mẫu dấu và thông báo mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Thủ tục sau thành lập công ty
Để hoàn thiện cho một quy trình thành lập công ty, người thực hiện sẽ còn cần tiến hành một số thủ tục sau thành lập khác, điển hình như:
– Kê khai và nộp lệ phí môn bài
– Đăng bố cáo
– In hóa nộp
– Đăng ký thuế lần đầu
– …..
Để tìm hiểu thêm về các bước để thành lập công ty, bạn có thể liên hệ Phan Law Vietnam để được tư vấn.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn