Nội dung, Trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí được thực hiện như thế nào? Xin mời quý khách cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Xem thêm:
>> Thủ tục điều chỉnh tiến độ thực hiện của dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư
>> An toàn, vệ sinh viên quy định thế nào trong luật?
>> Phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động được quy định như thế nào?
Quản lý chất lượng môi trường không khí.
Nội dung kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí
Theo Điều 6 Nghị Định 08/2022/NĐ-CP quy định nội dung kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí về nội dung chính của kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí được quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Bảo vệ môi trường. Một số nội dung được quy định chi tiết như sau:
Về đánh giá công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm không khí cấp quốc gia; nhận định các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí:
- Hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường không khí quốc gia trong giai đoạn tối thiểu 03 năm gần nhất; tổng lượng phát thải gây ô nhiễm môi trường không khí và phân bố phát thải theo không gian tự các nguồn ô nhiễm điểm, nguồn ô nhiễm di động, nguồn ô nhiễm diện; ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường không khí tới sức khỏe cộng đồng;
- Kết quả thực hiện các chương trình quan trắc chất lượng môi trường không khí, các trạm quan trắc tự động, liên tục chất lượng môi trường không khí và khí thải công nghiệp; việc sử dụng số liệu quan trắc phục vụ công tác đánh giá diễn biến và quản lý chất lượng môi trường không khí trong giai đoạn tối thiểu 03 năm gần nhất;
- Hiện trạng công tác quản lý chất lượng môi trường không khí cấp quốc gia giai đoạn tối thiểu 03 năm gần nhất; các vấn đề bất cập, tồn tại trong công tác quản lý chất lượng môi trường không khí;
- Nhận định các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí.
Tìm hiểu thêm: Mức thu phí thẩm định cấp giấy phép môi trường
Mục tiêu quản lý chất lượng môi trường không khí:
- Mục tiêu tổng thể: tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý chất lượng môi trường không khí phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường theo kỳ kế hoạch;
- Mục tiêu cụ thể: định lượng các chỉ tiêu nhằm giảm thiểu tổng lượng khí thải phát sinh từ các nguồn thải chính; cải thiện chất lượng môi trường không khí.
Nhiệm vụ và giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí:
- Về cơ chế, chính sách;
- Về khoa học, công nghệ nhằm cải thiện chất lượng môi trường không khí;
- Về quản lý, kiểm soát chất lượng môi trường không khí.
Ngoài ra, chương trình, dự án ưu tiên để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị Định 08/2022/NĐ-CP.
Quy chế phối hợp, biện pháp quản lý chất lượng môi trường không khí liên vùng, liên tỉnh phải thể hiện đầy đủ các nội dung, biện pháp phối hợp xử lý, quản lý chất lượng môi trường không khí; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác quản lý chất lượng môi trường không khí liên vùng, liên tỉnh, thu thập và báo cáo, công bố thông tin trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm.
Tổ chức thực hiện kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí
Tổ chức thực hiện kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí, bao gồm:
- Phân công trách nhiệm của cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp trong việc thực hiện kế hoạch;
- Cơ chế giám sát, báo cáo, đôn đốc thực hiện;
- Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch;
- Cơ chế phân bổ nguồn lực thực hiện.
Trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí.
Trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí
– Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí được ban hành theo quy định sau:
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan tổ chức lập, phê duyệt, triển khai đề án điều tra, đánh giá, xây dựng dự thảo kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí;
Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi dự thảo kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan để lấy ý kiến góp ý bằng văn bản; nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo kế hoạch, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm: tờ trình, dự thảo kế hoạch, dự thảo quyết định ban hành kế hoạch; báo cáo tổng hợp, giải trình tiếp thu dự thảo kế hoạch; văn bản góp ý của các cơ quan có liên quan.
– Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia. Trường hợp quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia chưa được ban hành, kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí phải phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và phải được rà soát, cập nhật phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia khi được ban hành.
– Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí được xây dựng phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 05 năm. Trước ngày 30 tháng 6 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, cơ quan phê duyệt kế hoạch chỉ đạo tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện kế hoạch kỳ trước, xây dựng, phê duyệt kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo để làm cơ sở đề xuất kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Trên đây là một số thông tin xin được thông tin đến bạn. Để được hỗ trợ tốt hơn trong vấn đề này, bạn có thể trực tiếp liên hệ với Phan Law Vietnam thông qua các phương thức dưới đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư