Quyền nhân thân là gì? Quy định về quyền nhân thân của cá nhân trong pháp luật dân sự như thế nào? Để biết thêm thông tin xin mời quý khách cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
>> Xâm phạm quyền nhân thân thì bị xử lý như thế nào?
>> Tư vấn quyền nhân thân và quyền tài sản của Luật sư Nguyễn Đức Hoàng
>> Quyền nhân thân của tác giả được quy định như thế nào?
Quyền nhân thân theo pháp luật.
Quyền nhân thân
Căn cứ Điều 25 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền nhân thân như sau:
– Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
– Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án. Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó; trường hợp không có những người này thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Theo quy định trên, quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân mà không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Quyền nhân thân bao gồm: quyền có họ tên; quyền xác định dân tộc; quyền của cá nhân đối với hình ảnh; quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể; quyền được bảo vệ nhân phẩm, danh dự, uy tín; quyền đối với bí mật đời tư, quyền kết hôn, quyền ly hôn; quyền có quốc tịch; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do đi lại, cư trú; quyền lao động; quyển tự do sáng tạo, quyền của tác giả đối với tác phẩm; quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp.
Quyền nhân thân không thể chuyển dịch cho người khác, tức là, quyền nhân thân của mỗi cá nhân chỉ do chính cá nhân đó hoặc trong một số trường hợp do chủ thể khác được pháp luật quy định thực hiện. Quyền nhân thân không thể là đối tượng trong các giao dịch mua bán, trao đổi, tặng, cho,…
Khi quyền nhân thân của một người bị xâm phạm, thì người đó có quyển: yêu cầu người vi phạm hoặc toà án buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai; tự mình cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng; tự mình yêu cầu hoặc yêu cầu toà án buộc người vì phạm bồi thường thiệt hại vật chất và tinh thần. Không ai được lạm dụng quyền nhân thân của mình xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích của người khác.
Quyền nhân thân theo pháp luật.
Quy định về quyền nhân thân của cá nhân trong pháp luật dân sự
Troang Bộ luật dân sự 2015 đã quy định rõ các trường hợp liên quan tới quyền nhân thân như sau:
⇒ Quyền có họ, tên: Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó…(tại Điều 26 Bộ luật dân sự 2015).
⇒ Quyền thay đổi họ: Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp quy định tại Điều 27 Bộ luật dân sự 2015.
⇒ Quyền thay đổi tên: Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp quy định tại Điều 28 Bộ luật dân sự 2015.
⇒ Quyền xác định, xác định lại dân tộc: Cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình…(tại Điều 29 Bộ luật dân sự 2015).
⇒ Quyền được khai sinh, khai tử: Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh. Cá nhân chết phải được khai tử…(tại Điều 28 Bộ luật dân sự 2015).
⇒ Quyền đối với quốc tịch: Cá nhân có quyền có quốc tịch. Việc xác định, thay đổi, nhập, thôi, trở lại quốc tịch Việt Nam do Luật quốc tịch Việt Nam quy định. Quyền của người không quốc tịch cư trú, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được bảo đảm theo luật…(tại Điều 29 Bộ luật dân sự 2015).
⇒ Quyền của cá nhân đối với hình ảnh: Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình…(tại Điều 30 Bộ luật dân sự 2015).
⇒ Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể: Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật… (tại Điều 31 Bộ luật dân sự 2015).
⇒ Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín: Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ…(tại Điều 32 Bộ luật dân sự 2015).
⇒ Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác: Cá nhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác…(tại Điều 33 Bộ luật dân sự 2015).
⇒ Quyền xác định lại giới tính: Cá nhân có quyền xác định lại giới tính…(tại Điều 34 Bộ luật dân sự 2015).
⇒ Chuyển đổi giới tính: Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan…(tại Điều 35 Bộ luật dân sự 2015).
⇒ Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình: Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ…(tại Điều 36 Bộ luật dân sự 2015).
⇒ Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình: Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình (tại Điều 37 Bộ luật dân sự 2015).
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư