Quyền nhân thân của tác giả là một trong những vấn đề nhận được khá nhiều sự quan tâm trong chế định quyền tác giả bởi lẽ nó quen thuộc với đời sống tinh thần hằng ngày của tất cả mọi người. Cùng chúng tôi tìm hiểu quyền nhân thân của tác giả được quy định như thế nào trong pháp luật về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam nhé.
Xem thêm:
>> Bảo vệ toàn vẹn tác phẩm là quyền nhân thân thuộc về tác giả?
>> Quyền nhân thân nào được phép chuyển nhượng?
>> Đối tượng được bảo hộ quyền liên quan đến quyền tác giả
Quyền nhân thân của tác giả
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Theo đó, khi tác giả sáng tạo ra tác phẩm và tác phẩm đó đáp ứng đủ các điều kiện làm phát sinh quyền tác giả theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì tác giả sẽ được trao cho các quyền nhân thân như sau:
- Đặt tên cho tác phẩm;
- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Quyền nhân thân của tác giả được quy định như thế nào?
Một số lưu ý của quyền nhân thân
Đối với quyền đặt tên cho tác phẩm của tác giả, có một trường hợp loại trừ quyền đặt tên của tác giả tức là tác giả không được phép đặt tên cho tác phẩm của mình đó là trường hợp tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Mặc dù, tác phẩm dịch là một tác phẩm phái sinh theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ và vẫn được pháp luật bảo hộ quyền tác giả theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ khi nó không gây phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc. Tuy nhiên, bởi tính chất đặc biệt của tác phẩm dịch – được giữ nguyên nội dung và cách hành văn, chỉ là được thể hiện bằng ngôn ngữ khác do đó tên của tác phẩm dịch vẫn là tên của tác phẩm gốc được dịch ra cùng ngôn ngữ.
Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao hợp lý để đáp ứng nhu cầu của công chúng tùy theo bản chất của tác phẩm, do tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc.
Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ là việc không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm hoặc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính trừ trường hợp có thoả thuận của tác giả.
Trường hợp bạn có nhu cầu cần đăng ký bảo hộ bản quyền cho tác phẩm của mình hoặc cần được hỗ trợ bảo vệ quyền nhân thân, có thể liên hệ ngay với Phan Law để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư