Sai lầm của hầu hết các doanh nghiệp mới thành lập là chỉ chú trọng đến các vấn đề như trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, thị trường hay phương hướng hoạt động mà quên mất đi những thủ tục pháp lý bắt buộc ngay sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Bởi lẽ doanh nghiệp không hiểu rằng, ngay sau được cấp giấy chứng nhận thì Hệ thống dữ liệu và cơ quan quản lý địa phương về thuế cũng đã cập nhật tình trạng của doanh nghiệp. Nếu không được tư vấn pháp luật về thuế để nhanh chóng tiến hành thì có thể bị xử lý vì những chậm trễ và thậm chí là bị đóng mã số thuế của doanh nghiệp.
>>> Tìm hiểu thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại nhà: Hướng dẫn thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại nhà
Kê khai lệ phí môn bài
Sau khi thành lập doanh nghiệp, nghĩa vụ tiếp theo mà doanh nghiệp cần hoàn thiện chính là việc phải lập và nộp tờ khai kê khai lệ phí môn bài theo quy định. Thời hạn này phụ thuộc vào từng trường hợp nhất định. Chẳng hạn như với những doanh nghiệp mới được thành lập nhưng đã ngay lập tức phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh thì thời hạn là ngày cuối cùng của tháng thành lập. Còn với những trường hợp chưa có phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh thì thời hạn được tính là 30 ngày kể từ ngày thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Mức đóng lệ phí môn bài của doanh nghiệp mới
Tùy theo thời gian được thành lập của mình mà doanh nghiệp sẽ có đóng lệ phí môn bài là khác nhau. Cụ thể:
– Doanh nghiệp thành lập 6 tháng đầu năm: Mức lệ phí môn bài bằng với mức đóng cả năm.
– Doanh nghiệp thành lập 6 tháng cuối năm (từ ngày 1/7 ): Mức lệ phí môn bài với 1/2 mức đóng cả năm.
Bên cạnh đó mức lệ phí này còn phụ thuộc vào cả vốn điều lệ hay vốn đầu tư của doanh nghiệp mới. Theo đó:
– Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm
– Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm
Thủ tục đăng ký thuế
Để hoàn thiện thủ tục này, doanh nghiệp mới cần nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền bao gồm các tài liệu sau:
– Công văn đề nghị sử dụng đặt in hoá đơn GTGT (nếu doanh nghiệp muốn đặt in hoá đơn Giấy – hoá đơn viết tay)
– Tờ khai đăng ký thực hiện hình thức kế toán và sử dụng hóa đơn
– Bảng đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định
– Quyết định bổ nhiệm kế toán
– Quyết định bổ nhiệm Giám đốc
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy tờ chứng thực của đại diện pháp luật sao y chứng thực hoặc photo (tuỳ chi cục thuế quận)
– Giấy ủy quyền (trường hợp ủy quyền cho cá nhân nộp hồ sơ
Ngoài ra, một số chi cục thuế sẽ yêu cầu thêm các Giấy tờ khác như: Thông tin doanh nghiệp, Hợp đồng thuê nhà (hoặc hợp đồng mượn nhà), …
Hồ sơ này sẽ được gửi đến Chi cục thuế quận/huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trường hợp Doanh nghiệp do Cục thuế quản lý thì nộp hồ sơ Tại Cục thuế Tỉnh/Thành phố nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Để được tư vấn pháp luật về thuế chi tiết hơn, bạn có thể liên hệ Phan Law Vietnam để được hỗ trợ.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn