Giám đốc là một trong những cá nhân giữ chức danh quản lý theo định nghĩa tại khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014. Với vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, việc bổ nhiệm, chọn giám đốc cũng được pháp luật quy định và hướng dẫn khá cụ thể. Cùng tìm hiểu các quy định này ngay trong bài viết dưới đây của Phan Law nhé!
Mối quan hệ giữa giám đốc và hội đồng thành viên trong cơ cấu công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
Theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 64 Luật Doanh nghiệp (Luật DN), Giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Quyền và nghĩa vụ của giám đốc được liệt kê tại điều lệ công ty, hợp đồng lao động và các quyền nghĩa vụ khác tại khoản 2 Điều 65 Luật DN như: Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng thành viên; Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty; Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên; Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;…
Chủ tịch hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn là người đại diện của được các thành viên trong hội đồng thành viên bầu lên. Theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật DN, Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.
Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc theo quy định của pháp luật
Vì đây là một chức danh quan trọng, vì vậy để đảm bảo tính công bằng pháp luật liệt kê các tiêu chuẩn và điều kiện để có thể trở thành giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên như sau:
- Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật DN
- Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.
- Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty đó.
Như vậy, nếu vợ của chủ tịch hội đồng thành viên đối với các công ty thường (không phải doanh nghiệp nhà nước) không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật vẫn có thể được bổ nhiệm làm giám đốc công ty. Trường hợp thuộc công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì mới xét tới mối quan hệ huyết thống.
Trên đây là các thông tin pháp lý về giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, nếu bạn cần được giải thích hoặc hỗ trợ kỹ hơn cho từng trường hợp, hãy trực tiếp liên hệ với Phan Law thông qua:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn