Giải thể doanh nghiệp xuất phát từ nhiều lý do như chủ doanh nghiệp không muốn tiếp tục kinh doanh hoặc hết thời hạn kinh doanh hoặc đã hoàn thành được mục tiêu đã định hoặc không thể tiếp tục kinh doanh vì làm ăn thua lỗ. Hoặc doanh nghiệp phải tiến hành giải thể theo yêu cầu quản lý nhà nước khi mà doanh nghiệp không còn đủ điều kiện tồn tại theo luật định hoặc có vi phạm pháp luật.
Ý nghĩa của việc giải thể doanh nghiệp là gì?
Khi tiến hành kinh doanh gặp khó khăn thì doanh nghiệp có thể tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp để chấm dứt tình trạng pháp lý của doanh nghiệp nhằm rút lui khỏi thị trường, nghĩa là doanh nghiệp bị giải thể không tiến hành việc kinh doanh trên thị trường, cũng tức là không tiến hành bất cứ các hợp đồng nào nữa
Điều kiện để được giải thể doanh nghiệp là gì?
Theo Khoản 2 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014 thì doanh nghiệp chỉ được giải thể khi:
- Bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
- Không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại tòa án hoặc cơ quan trọng tài.
Giải quyết các khoản nợ khi giải thể như thế nào ?
Theo Khoản 5 Điều 202 Luật Doanh nghiệp 2014 thì khi giải thể doanh nghiệp, các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây:
Thứ nhất, các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết.
Thứ hai, nợ thuế.
Thứ ba, các khoản nợ khác.
Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.
Mong rằng bài viết trên của chúng tôi đã giúp bạn có thêm thông tin về ý nghĩa của việc giải thể doanh nghiệp và các vấn đề liên quan. Nếu cần thêm thông tin chi tiết hoặc có bất kỳ thắc mắc nào thì liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn sàng để giải đáp cho bạn. Liên hệ Phan Law VietNam theo thông tin sau đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn