Dẫu biết đăng ký nhãn hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tài sản trí tuệ của mình. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn còn e ngại thực hiện việc đăng ký vì thủ tục hành chính phức tạp và kéo dài. Chưa kể nhiều trường hợp đơn đăng ký còn bị từ chối gây tốn kém về mặt thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp. Hiểu được tâm lý chung này, bài viết sau đây Phan Law sẽ thông tin cho bạn 3 lưu ý khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam. Từ đó, doanh nghiệp tránh những sai sót không đáng có khi đăng ký nhãn hiệu nhé.
Yêu cầu và thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam
Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành thì nguyên tắc nộp đơn đầu tiên được áp dụng làm cơ sở chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam hay không. Điều này đồng nghĩa với việc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chỉ được cấp cho các cá nhân, tổ chức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đầu tiên.
Đồng thời cũng cần lưu ý khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa rằng mỗi đơn chỉ được sử dụng để bảo hộ cho một nhãn hiệu duy nhất. Tuy nhiên, cá nhân, tổ chức có thể đăng ký nhiều nhóm sản phẩm, dịch vụ trong cùng một đơn.
Đặc điểm của các nhóm hàng hóa, dịch vụ trong thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
Bắt đầu từ tháng 1/2018, Bảng phân loại Nice phiên bản 11 được sử dụng cho việc phân loại nhóm hàng hóa dịch vụ trong đơn đăng ký nhãn hiệu và được dùng làm cơ sở để tính lệ phí đăng ký cũng như xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu.
Bảng phân loại Nice phiên bản 10 được sử dụng cho việc phân loại trong đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và được dùng để tính phí Nhà nước và phạm vi bảo hộ. Các nguyên tắc này được quy định như sau:
Bất cứ nhóm sản phẩm/ dịch vụ nào được liệt kê theo vần ABC và theo mã cụ thể được miêu tả trong Bảng phân loại Nice đều được thừa nhận để phân loại sản phẩm dịch vụ.
Ngược lại, nếu không thể phân loại sản phẩm, dịch vụ dựa trên tiêu chí trên, những lưu ý chung trong thỏa ước Nice sẽ được áp dụng để phân loại.
Tài liệu cần thiết khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Để được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu thì trước đó doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ gồm các tài liệu sau:
- 02 Tờ khai đăng ký thương hiệu theo mẫu của Bộ Khoa học công nghệ ban hành;
- Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
- Ủy quyền (nếu sử dụng dịch vụ đại diện SHTT);
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Sau khoảng 13-16 tháng nếu đơn hợp lệ thì Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo dự định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho doanh nghiệp.
Mong rằng với 3 lưu ý cơ bản về thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, doanh nghiệp sẽ tích lũy được những bài học bổ ích khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu. Trong quá trình thực hiện ắt hẳn gặp không ít khó khăn khi mà kinh nghiệm về sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp chưa vững. Do đó, nếu cần tư vấn hay hỗ trợ về thủ tục hành chính vui lòng liên hệ ngay Phan Law để được giải đáp nhé.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn