Trong những năm trở lại đây thì thuật ngữ “cổ phần hóa” được nhắc đến khá nhiều trong các lĩnh vực của đời sống mà đặc biệt là liên quan đến pháp lý về doanh nghiệp. Nếu tìm hiểu chi tiết thì đây là một vấn đề tương đối phức tạp và để thực hiện cần phải đáp ứng rất nhiều điều kiện. Đến cả việc các chủ thể mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa cũng bị giới hạn trong những phạm vi nhất định.
Thế nào là doanh nghiệp cổ phần hóa?
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 126/2017/NĐ-CP NghỊ định về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần quy định: “Doanh nghiệp cổ phần hóa” là doanh nghiệp thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định này. Những doanh nghiệp đó bao gồm:
- Doanh nghiệp nhà nước
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ (doanh nghiệp cấp II)
Để thực hiện được việc cổ phần hóa thì các doanh nghiệp đề cập trên phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này:
– Không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ. Danh mục doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ
– Còn vốn nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính và đánh giá lại giá trị doanh nghiệp.
Đối tượng được quyền mua cổ phần
Mua cổ phần trong các doanh nghiệp cổ phần hóa là một vấn đề khá phức tạp khi mà chỉ có những đối tượng trong phạm vi quy định tại Điều 6 Nghị định này mới có quyền mua cổ phần. Những đối tượng đó bao gồm:
– Nhà đầu tư trong nước được quyền mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa với số lượng không hạn chế, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này
– Nhà đầu tư nước ngoài được quyền mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
– Nhà đầu tư chiến lược: các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài có đủ các điều kiện sau:
+ Có đủ tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật
+ Có năng lực tài chính và có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 02 năm gần nhất tính đến thời điểm đăng ký mua cổ phần có lãi, không có lỗ lũy kế
+ Có cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền khi đăng ký trở thành nhà đầu tư chiến lược của doanh nghiệp cổ phần hóa về những nội dung sau:
- Tiếp tục duy trì ngành nghề kinh doanh chính và thương hiệu của doanh nghiệp cổ phần hóa trong thời gian ít nhất 03 năm kể từ thời điểm chính thức trở thành nhà đầu tư chiến lược.
Đối với các doanh nghiệp đã nằm trong danh sách doanh nghiệp đạt thương hiệu Quốc gia, cơ quan đại diện chủ sở hữu báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thời gian nhà đầu tư chiến lược phải cam kết tiếp tục duy trì ngành nghề kinh doanh chính và thương hiệu của doanh nghiệp cổ phần hóa.
- Không chuyển nhượng số cổ phần được mua trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
- Phương án hỗ trợ doanh nghiệp sau cổ phần hóatrong việc chuyển giao công nghệ mới; đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao năng lực tài chính; quản trị doanh nghiệp; cung ứng nguyên vật liệu; phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Các nghĩa vụ bồi thường khi vi phạm cam kết đã ký với mức bồi thường xác định theo thiệt hại thực tế và quyền định đoạt của Nhà nước đối với toàn bộ số lượng cổ phần nhà đầu tư chiến lược mua khi vi phạm các cam kết đã ký.
Bên cạnh đó pháp luật còn hạn chế quyền mua cổ phần trong doanh nghiệp cổ phần hóa đối với một số đối tượng nhất định. Để tìm hiểu thêm về khía cạnh này, bạn có thể nhờ Phan Law Vietnam giải đáp chi tiết.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn