Nhãn hiệu chứng nhận góp phần không nhỏ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ cạnh tranh trong thị trường hàng hóa đầy khốc liệt. Được chứng nhận về chất lượng, xuất xứ, nguồn gốc của sản phẩm hàng hóa doanh nghiệp sẽ tạo được niềm tin với người tiêu dùng từ đó xây dựng được một thương hiệu vững chắc. Thế nhưng việc chủ thể nào có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận lại là câu hỏi được các doanh nghiệp thắc mắc khi muốn sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm cùng mình. Hãy theo chân Phan Law cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Bún bò Huế – Nhãn hiệu chứng nhận được nhiều người biết đến
Chủ thể nào có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ hiện hành thì quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận thuộc về tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó.
Ở đây các tổ chức đó có thể là cơ quan nhà nước hoặc tổ chức tư nhân miễn thỏa mãn 2 điều kiện về có chức năng kiểm soát, chứng nhận về chất lượng, nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ và không tiến hành sản xuất, kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ mà mình tiến hành kiểm định chứng nhận. Ví dụ: Ủy ban nhân dân Đà Lạt sở hữu nhãn hiệu chứng nhận Rau DA LAT VEGETABLE.
Các cá nhân tổ chức muốn được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận thì sản phẩm của họ phải đáp ứng được điều kiện do chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận đưa ra và phải trả mức phí nhất định để được sử dụng.
Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận là gì?
Nhắc đến nhãn hiệu chứng nhận không thể không nhắc đến quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận. Đây chính là cơ sở để hàng hóa, dịch vụ của một cá nhân, tổ chức được chủ sở hữu xem xét có đủ điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hay không. Ngoài ra, đây chính là điều kiện quan trọng trong bộ hồ sơ mà chủ thể quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận phải chuẩn bị khi nộp đơn tại Cục SHTT. Theo đó, các tài liệu kèm theo quy chế gồm:
- Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu;
- Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu;
Các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu; - Phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu;
- Chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu, nếu có.
Trên đây là một số thông tin mà Phan Law cung cấp đến bạn về chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận. Nhìn chung quy trình đăng ký và chuẩn bị để đăng ký nhãn hiệu chứng nhận tương tự như một nhãn hiệu thông thường. Tuy nhiên, nó cũng yêu cầu chủ thể đăng ký phải đáp ứng một số điều kiện đặc thù. Do đó, nếu bạn có nhu cầu thực hiện việc đăng ký này đừng ngần ngại gì mà liên hệ Phan Law để được hỗ trợ tốt nhất nhé.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn