Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta thường nghe hay sử dụng các câu ca dao, tục ngữ. Vậy tôi muốn hỏi liệu ca dao, tục ngữ có được xem là tác phẩm thuộc về công chúng?
Xin chân thành cảm ơn!
Xem thêm:
>> Ca sĩ không đồng thời là chủ đầu tư được bảo hộ các quyền nào?
>> Chuyển “Mắt biếc” thành phim điện ảnh, có cần xin phép tác giả?
>> Chủ sở hữu quyền tác giả bao gồm những ai?
Trả lời:
Ca dao, tục ngữ có được xem là tác phẩm thuộc về công chúng?
Luật sở hữu trí tuệ đã phân định rõ chủ sở hữu quyền tác giả đối với mỗi trường hợp sẽ không giống nhau. Vì bản chất của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định sẽ là những chủ thể khác nhau và sẽ được xác định tại những thời điểm cụ thể. Theo đó công chúng là một trong những chủ thể có thể trở thành chủ sở hữu quyền tác giả.
Điều 43 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 đã thể hiện rõ chỉ những tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ theo quy định tại Điều 27 của Luật này thì mới thuộc về công chúng. Vì với mỗi loại hình tác phẩm sẽ có thời hạn bảo hộ đối với các quyền là khác nhau. Và chỉ khi thời hạn bảo hộ đó kết thúc thì tác phẩm đó mới thuộc sở hữu của công chúng.
Điều đó có thể phần nào chứng minh được việc các loại hình tác phẩm khác hay cụ thể là ca dao tục ngữ nếu không đáp ứng điều kiện này sẽ không thuộc sở hữu của công chúng. Hơn nữa ca dao hay tục ngữ lại là một đối tượng bảo hộ dưới danh nghĩa của tác phẩm văn học dân gian. Vì vậy có thể hiểu đối tượng này sẽ không thuộc phạm vi sở hữu của công chúng. Tuy nhiên loại hình này cho phép các chủ thể sử dụng nhưng phải đảm bảo điều kiện về dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đỏ và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian nói chung và ca dao, tục ngữ nói riêng.
Mọi thông tin, thắc mắc cần được giải đáp vui lòng liên hệ ngay với Phan Law Vietnam để có câu trả lời sớm nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn