Chỉ hơn 1 tuần kêu gọi quyên góp, ca sĩ Thủy Tiên đã nhận được hơn 100 tỷ đồng. Đây là tấm lòng mà đồng bào hướng về khúc ruột miền trung đang oằn mình chịu đựng bão lũ. Về mặt đạo đức, việc làm của Thủy Tiên là rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên về mặt pháp lý, liệu cá nhân như chị có được tự tổ chức từ thiện hay không? Cùng Phan Law Vietnam phân tích qua bài viết sau đây.
Xem thêm:
Không cứu người gặp nạn còn livestream câu view có thể nhận mấy năm tù?
Vụ ngộ độc pate Minh Chay: Hình phạt nặng nhất được áp dụng khi nào?
Hậu quả lớn khi dùng nội dung không bản quyền cho app
Ca sĩ Thủy Tiên cùng hơn 100 tỷ đồng từ kêu gọi từ thiện
Trong thời điểm cứu trợ khẩn cấp, rất nhiều tổ chức, đơn vị, cá nhân đứng ra quyên góp và trực tiếp thực hiện cứu trợ ở các vùng bị thiên tai. Trong đó, việc ca sĩ Thủy Tiên kêu gọi quyên góp được hơn 100 tỷ đồng đang thu hút sự chú ý từ công chúng. Đây là dòng tiền xuất phát từ tấm lòng hảo tâm, tinh thần tương thân tương ái và sự tin tưởng của từng cá nhân, tổ chức đóng góp và Thủy Tiên. Với mong muốn cô sẽ thay mặt họ trao tận tay, đưa ra các kế hoạch hỗ trợ kịp thời cho người dân vùng bão lũ.
Trường hợp này dưới góc nhìn pháp luật, có thể hiểu các nhà hảo tâm là bên giao quyền quản lý và sử dụng, Thủy Tiên là trung gian sử dụng quyền được giao để chuyển đến tay người được ủng hộ và đây cũng chính là nghĩa vụ của cô. Về mặt pháp lý số tiền quyên góp được không thuộc sở hữu riêng của Thủy Tiên. Thêm vào đó, việc cô đích thân đóng góp, đích thân đến vùng thiên tai để cứu trợ đồng bào nên không thể chỉ xem cô chỉ là người đứng ra vận động quyên góp.
Toàn quốc hướng về cứu trợ khúc ruột miền Trung
Theo quy định của Bộ Luật Dân sự, hoạt động này giữa Thủy Tiên, các nhà hảo tâm và người dân cần được hỗ trợ có thể xem là hoạt động “tặng cho tài sản có điều kiện”. Cụ thể, theo quy định tại Điều 462 Bộ Luật Dân sự 2015:
“Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
…..
Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
Cá nhân có được tự tổ chức từ thiện?
Cả nước vẫn đang dõi theo tình hình nhân dân miền Trung hàng ngày và tập trung mọi nguồn lực để có thể hỗ trợ, tiếp tế kịp thời; cùng miền Trung vượt qua được khó khăn. Không chỉ mình Thủy Tiên, rất nhiều các tổ chức, cá nhân, đoàn thể đứng ra để chuyển đến nhân dân vùng lũ những đóng góp từ khắp mọi miền tổ quốc.
Quy định về chủ thể được phép hoạt động hiện vẫn đang sử dụng tại Điều 5 Nghị định 64/2008/NĐ-CP:
“Điều 5. Các tổ chức, đơn vị được tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội chữ thập đỏ Việt Nam; cơ quan thông tin đại chúng của Trung ương, địa phương; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ các cấp ở địa phương.
- Các quỹ xã hội, quỹ từ thiện quy định tại Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
- Các tổ chức, đơn vị ở Trung ương được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho phép; các tổ chức, đơn vị ở địa phương được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện cho phép.
Ngoài các tổ chức, đơn vị nêu trên, không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ.
…”
Thủy Tiên cứu trợ đồng bào khu vực lũ lụt
Tuy nhiên, theo các quy định tại Bộ Luật Dân sự 2015 điều chỉnh chính thức về tất cả các hoạt động giao dịch dân sự giữa các cá nhân, tổ chức thì không có quy định nào cấm hoạt động tự tổ chức từ thiện, nhận quyên góp từ thiện từ cá nhân. Hơn nữa vào lúc này, tiền và vật phẩm quyên góp là rất cần thiết đối với đồng bào tại vùng thiên tai đang gặp khó khăn. Vì vậy không thể xem hành vi đứng ra kêu gọi từ thiện của Thủy Tiên cũng như các tổ chức, cá nhân khác là vi phạm pháp luật!
Ngoài ra, nhận thấy được những bất cập và không phù hợp sau 12 năm sử dụng, chính phủ vẫn đang tiếp nhận ý kiến đóng góp để thực hiện việc sửa đổi nội dung Nghị định 64/2008/NĐ-CP để phù hợp hơn với thực trạng xã hội cũng như liên kết chặt chẽ với các văn bản pháp lý mới nhất.
Mức phạt đối với hành vi mạo danh Thủy Tiên kêu gọi từ thiện
Với hoạt động từ thiện được nhiều người biết đến, Thủy Tiên hiện cũng là mục tiêu của kẻ xấu để mạo danh, lợi dụng danh tiếng của cô để thực hiện các hành vi lừa đảo, trục lợi không chính đáng. Đối với các hành vi này, không những Thủy Tiên mà những tổ chức, cá nhân bị lừa cũng có quyền có quyền đứng ra tố giác.
Tùy thuộc vào từng trường hợp, điều kiện cụ thể, kẻ lừa đảo sẽ bị khép vào các khung hình phạt khác nhau. Điều 174 Bộ Luật Hình Sự 2015 quy định người nào bằng thủ đoạn gian dối, lợi dụng thiên tai dịch bệnh chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng bị phạt từ 07 năm đến 15 năm tù. Trường hợp tình trạng khẩn cấp có thể phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Tóm lại, hoạt động từ thiện không phải là vấn đề mà pháp luật cấm đoán hay truy cứu trách nhiệm. Hoạt động từ thiện cần hướng đến các nguyên tắc nhân đạo, tuyệt đối không được vì mục đích tư lợi cá nhân, vì lợi nhuận mà biến hoạt động này trở nên xấu đi trong mắt mọi người. Ngoài ra, hãy tỉnh táo để đóng góp và chia sẻ được đến đúng người cần giúp đỡ, lập tức tố cáo các hành vi lợi dụng tấm lòng của mọi người để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, phi nhân đạo!
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – 1900.599.995
Email: info@phan.vn