Các sản phẩm tạo hình ứng dụng không còn quá xa lạ. Tất cả những tác phẩm này đều được tạo nên bởi quá trình đầu tư, tư duy, sáng tạo của tác giả. Vì vậy, tác phẩm về tạo hình được xem là đối tượng sở hữu trí tuệ hợp pháp và được pháp luật bảo hộ. Vậy có cần phải đăng ký bản quyền sản phẩm cho tác phẩm tạo hình hay không? Cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.
>> Tìm hiểu bài viết về đăng ký bản quyền: Hướng dẫn đăng ký bản quyền thương hiệu
Tác phẩm điêu khắc tạo hình bảo hộ quyền tác giả như thế nào?
Có bắt buộc đăng ký bản quyền cho tác phẩm tạo hình?
Tác phẩm tạo hình được hiểu theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 22/2018/NĐ-CP là: “…tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như: Hội họa, đồ họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản. Riêng đối với loại hình đồ họa, có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả.”
Về căn cứ xác lập quyền tác giả đối với tác phẩm tạo hình, có thể tham khảo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019:
“1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.”
Như vậy, thực tế bạn không bắt buộc đăng ký bản quyền sản phẩm cho tác phẩm tạo hình. Khi tác phẩm hình thành, theo quy định trên tác giả, chủ sở hữu tác phẩm sẽ được tự xác lập quyền tác giả cho tác phẩm này. Tuy nhiên, trên thực tế khi xảy ra tranh chấp, rất khó để xác minh ai là tác giả, chủ sở hữu thật sự của tác phẩm.
Có nên đăng ký quyền tác giả hay không?
Có nên đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm hay không?
Để tránh xảy ra tranh chấp không đáng có, bạn nên đăng ký bản quyền sản phẩm cho tác phẩm tạo hình của mình. Thủ tục đăng ký bản quyền vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo hướng dẫn tại Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm tạo hình.
- Hai bản sao tác phẩm định hình cần đăng ký quyền tác giả.
- Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền.
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa.
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả.
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
Sau khi chuẩn bị xong, bạn tiến hành nộp hồ sơ đến Cục Bản quyền hoặc văn phòng đại diện của Cục bản quyền. Trong thời gian 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục sẽ cấp văn bằng bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm của bạn. Trường hợp không đủ điều kiện cấp, Cục cũng sẽ thông báo bằng văn bản để bạn có thể phản hồi và sửa chữa phù hợp.
Chi tiết hơn về đăng ký bản quyền sản phẩm, bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết trên trang https://phan.vn. Trường hợp cần được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ trao đổi trực tiếp với các luật sư của Phan Law Vietnam thông qua các phương thức liên hệ dưới đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – 1900.599.995
Email: info@phan.vn