Với số lượng doanh nhân có mong muốn tìm kiếm lợi nhuận gia nhập thị trường lớn như vậy đồng nghĩa nhu cầu tiếp cận với thủ tục pháp lý về thành lập doanh nghiệp, đăng ký doanh nghiệp cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh trong hoạt động kinh doanh là vô cùng lớn. Vì đây là bước chuẩn bị đầu tiên cho quá trình tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở một doanh nghiệp mới. Nhìn chung thì mỗi loại hình doanh nghiệp và người đăng ký thành lập khác nhau mà sẽ có cách thức đăng ký khác nhau. Tuy nhiên về bản chất thì quy trình này vẫn đảm bảo có đầy đủ các bước đăng ký thành lập doanh nghiệp cơ bản.
>> Tìm hiểu thêm: Đăng ký doanh nghiệp là gì? Thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2014. Theo đó, việc đăng ký doanh nghiệp được tiến hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh bắt đầu bằng bước nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật này tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền (Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh) và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ.
Quy định này nhằm nâng cao tính tuân thủ pháp luật, tính tự giác, tự chịu trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức khi có nhu cầu gia nhập thị trường, đồng thời, việc giảm trách nhiệm thẩm định hồ sơ của cơ quan đăng ký kinh doanh cho phép rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Tiếp nhận hồ sơ đăng ký
Việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trong số các bước đăng ký thành lập doanh nghiệp được thực hiện trên cơ sở cơ quan đăng ký kinh doanh ghi vào sổ hồ sơ tiếp nhận. Đồng thời trao cho người nộp hồ sơ Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ hợp lệ. Thời điểm tiếp nhận hồ sơ hợp lệ được coi là căn cứ để xác định thời hạn thực hiện trách nhiệm đăng ký doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh.
Cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Đây được đánh giá là công đoạn quan trọng nhất trong tất cả các bước đăng ký thành lập doanh nghiệp. Ở giai đoạn này, cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ nếu hồ sơ đó là hợp lệ. Với trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận thì phải có thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam về các bước đăng ký thành lập doanh nghiệp cơ bản nhất. Để hiểu chi tiết hơn, bạn có thể liên hệ về thông tin dưới đây để được tư vấn.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn