Doanh nghiệp là tổ chức hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật. Để được mở doanh nghiệp thì tổ chức, cá nhân phải làm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh. Vậy sau khi đã được nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì các doanh nghiệp mới thành lập cần làm những gì liên quan đến các thủ tục pháp lý? Đây là câu hỏi mà nhiều người còn thắc mắc, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.
>>> Tìm hiểu thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại nhà: Hướng dẫn thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại nhà
Doanh nghiệp mới thành lập là gì?
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, tổ chức cá nhân có quyền thành lập doanh nghiệp, trừ những đối tượng pháp luật cấm. Khi đó, tổ chức, cá nhân phải thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định. Sau khi đã hoàn thành hồ sơ đăng ký và thực hiện thủ tục theo đúng quy trình, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ xem xét hồ sơ của doanh nghiệp. Nếu hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp hợp lệ và điền thông tin chính xác, đúng quy định của pháp luật thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho bạn.
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó chính thức được pháp luật cho phép hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Theo đó, đây chính là doanh nghiệp mới thành lập và thông tin về doanh nghiệp sẽ được đăng lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Tổ chức, cá nhân có thể tra cứu thông tin doanh nghiệp mới thành lập tại địa chỉ trên.
Những điều doanh nghiệp mới thành lập cần làm
Doanh nghiệp mới thành lập sẽ gặp rất nhiều khó khăn từ việc tìm kiếm khách hàng, xây dựng sản phẩm dịch vụ, quảng cáo, nghiên cứu thị trường,… Về khía cạnh pháp lý, để công ty đi vào hoạt động hợp pháp thì sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì còn phải tiến hành một số thủ tục pháp lý khác.
– Treo biển công ty.
Pháp luật quy định doanh nghiệp mới thành lập phải treo biển tại trụ sở công ty để đảm bảo công ty có trụ sở thực sự. Tránh trường hợp khai giả địa chỉ trụ sở, cũng như để khách hàng tìm kiếm hoặc cơ quan nhà nước quản lý dễ dàng hơn.
– Khắc dấu và thông báo mẫu dấu tới Phòng đăng ký kinh doanh.
Con dấu doanh nghiệp là công cụ để thể hiện các quyết định, văn bản, hóa đơn do công ty phát hành. Do đó, doanh nghiệp cần tiến hành khắc dấu tròn doanh nghiệp tại các cơ sở có chức năng khắc dấu. Sau đó, doanh nghiệp sẽ làm văn bản thông báo mẫu dấu tới Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
– Kê khai, nộp thuế môn bài và mua hóa đơn điện tử
Theo quy định của pháp luật thuế thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp thì doanh nghiệp mới thành lập phải đến cơ quan thuế để thực hiện thủ tục kê khai và nộp thuế môn bài. Mức thuế môn bài phải nộp của các công ty mới thành lập căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm gửi thông tin đăng ký doanh nghiệp cho cơ quan thuế để quản lý. Nếu doanh nghiệp mới thành lập không kê khai hoặc kê khai chậm sẽ bị phạt hành chính và tính lãi thuế nộp chậm.
Ngoài ra có thể phát sinh một số nghiệp vụ khác như mở tài khoản ngân hàng, đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp.
Như vậy, các doanh nghiệp mới thành lập cần phải tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật liên quan để đảm bảo doanh nghiệp được hoạt động hợp pháp, ổn định và lâu dài. Để được tư vấn cụ thể hơn về quy trình và thủ tục thực hiện các nghiệp vụ trên, bạn có thể liên hệ với văn phòng Phan Law Vietnam chúng tôi qua địa chỉ sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn