Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp là hình thức kiểm soát doanh nghiệp được các chủ đầu tư, chủ sở hữu doanh nghiệp chọn lựa nhiều nhất hiện nay. Tuy hình thức này ngày một phổ biến, tuy nhiên pháp luật về vấn đề này vẫn chưa được nhiều người quan tâm.
Trên thực tế vẫn chưa có quy định chung nào cho hình thức M&A. Tuy nhiên, dựa trên đặc điểm của hình thức này, có một số các quy định phù hợp về hình thức thực hiện M&A theo Luật Doanh nghiệp 2014 (Luật DN) như sau:
- Góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp: thông qua việc góp vốn điều lệ công ty TNHH hoặc mua cổ phần phát hành để tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần.
- Mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần đã phát hành của thành viên hoặc cổ đông của công ty.
- Mua, bán doanh nghiệp tư nhân theo quy định tại Điều 187 Luật DN
- Sáp nhập doanh nghiệp theo quy định tại Điều 195 Luật DN
- Hợp nhất doanh nghiệp theo quy định tại Điều 194 Luật DN
- Chia, tách doanh nghiệp theo quy định tại Điều 192 và Điều 192 Luật DN
Hiện tại, hình thức M&A thông qua việc góp vốn, mua cổ phần là các hoạt động diễn ra thường xuyên nhất, một phần vì số lượng công ty cổ phần, TNHH chiếm đa số trong các loại hình doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam.
Tóm lại, mỗi hình thức mua bán và sáp nhập doanh nghiệp đều được pháp luật quy định riêng khá cụ thể; vì vậy, để đảm bảo mục đích đầu tư kinh doanh của mình, doanh nghiệp cần tìm hiểu thật kỹ cho phương thức mà bạn chọn lựa. Để Phan Law có thể hướng dẫn và hỗ trợ bạn tốt nhất trong từng trường hợp, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua các phương thức dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn