Hiện nay, pháp luật doanh nghiệp cho phép các chủ thể kinh doanh được thực hiện hoạt động kinh doanh của mình dưới hình thức thông qua một doanh nghiệp. Theo đó, có nhiều loại hình doanh nghiệp được liệt kê và cho phép các chủ thể kinh doanh cân nhắc và lựa chọn sao cho phù hợp nhất với điều kiện về tiềm lực, ngành nghề kinh doanh cũng như quy mô của kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, có các loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân.
Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân là gì?
Các doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật doanh nghiệp được xác định là pháp nhân thương mại theo quy định tại khoản 2 Điều 75 BLDS 2015. Theo đó, các pháp nhân này có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
Tại Điều 74 BLDS 2015 có quy định để được công nhận là một pháp nhân thì tổ chức phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
- Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Các loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
Luật Doanh nghiệp thừa nhận khá nhiều loại hình doanh nghiệp, tuy nhiên không phải loại hình doanh nghiệp nào cũng có tư cách pháp nhân. Các loại hình có tư cách pháp nhân bao gồm:
- Công ty cổ phần.
- Công ty TNHH (bao gồm cả Công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH hai thành viên trở lên).
- Công ty hợp danh.
Tất cả các loại hình doanh nghiệp nêu trên đều mang các đặc điểm đáp ứng được tất cả 4 điều kiện của một pháp nhân mà BLDS quy định.
Trong khi đó, doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn khác biệt với tất cả các loại hình trên, doanh nghiệp tư nhân không được pháp luật thừa nhận là có tư cách pháp nhân. Tại khoản 1 Điều 183 Luật Doanh nghiệp năm 2014, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp chỉ do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp do đó nó không đáp ứng được điều kiện “Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình” để được công nhận là một pháp nhân độc lập.
Trên đây là nội dung các loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật doanh nghiệp mà Phan Law muốn gửi đến quý bạn đọc. Nếu có nhu cầu cần được tư vấn, hỗ trợ các dịch vụ pháp lý hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995- 0794.80.8888
Email: info@phan.vn