Luật doanh nghiệp chính là cơ sở pháp lý để tổ chức và thiết lập mô hình hoạt động cho các loại hình doanh nghiệp thuộc các hình thức sở hữu khác nhau trong nền kinh tế – những nhân tố tạo nên các hoạt động cạnh tranh trên thị trường. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu các loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp. Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Hiện nay có những loại hình doanh nghiệp nào?
Theo pháp luật doanh nghiệp hiện hành thì Việt Nam có những loại hình doanh nghiệp sau:
Thứ nhất, công ty trách nhiệm hữu hạn
Gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp mà các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ.
Thứ hai, công ty cổ phần
Đây là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của doanh nghiệp được gọi là cổ đông sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp.
Thứ ba, công ty hợp danh
Là doanh nghiệp trong đó có hai thành viên trở lên là chủ sở hữu của công ty, cùng kinh doanh dưới một cái tên chung (gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn có thể là tổ chức hoặc cá nhân, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Thứ tư, doanh nghiệp tư nhân
Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Nên lựa chọn mở công ty như thế nào?
Các bạn có thể tham khảo những tiêu chí sau đây để lựa chọn mô hình công ty phù hợp với yêu cầu của bạn:
Thứ nhất, mức độ rủi ro
Do chế độ trách nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh và chủ DNTN nên khi có các khoản nợ đến hạn, khoản phạt vượt quá vốn điều lệ, những loại hình doanh nghiệp này vẫn phải bỏ tiền túi cá nhân ra trả nợ và nộp phạt.
Công ty TNHH, CTCP chỉ phải chỉ trách nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ do chế độ trách nhiệm hữu hạn
Tiêu chí để lựa chọn mở công ty
Thứ hai, quyền quản lý
Chủ DNTN, công ty TNHH 1 thành viên có quyền quyết định mọi vấn đề trong hoạt động kinh doanh. Ưu điểm này sẽ trở thành nhược điểm nếu các quyết định mang tính độc đoán, không có cơ chế kiểm tra, theo dõi và giám sát.
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, CTCP và CTHD có cấu trúc phức tạp hơn nhưng chúng lại sở hữu mô hình phân cấp rõ ràng. Các hoạt động của doanh nghiệp phải được thông qua bởi Hội đồng thành viên/Hội đồng Quản trị/Hội đồng cổ đông. Do đó, quyết định có thể mang tính khách quan hơn.
Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp được quy định ra sao?
Luật doanh nghiệp có các quy định mang tính thống nhất chung, phù hợp và xuyên suốt đảm bảo cho quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trên thị trường trong khuôn khổ một môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng, không có sự phân biệt hình về hình thức sở hữu hay các điều kiện doanh nghiệp.
Quyền tự do kinh doanh được thể hiện tại Điều 5, 7 Luật doanh nghiệp 2014. Cụ thể tại Điều 7 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định:
- Doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.
- Có quyền tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
- Có quyền lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
- Có quyền chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
- Có quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu. Có quyền tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh.
- Có quyền chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
- Có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
- Có quyền từ chối yêu cầu cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, Điều 5 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp; bảo đảm bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh.
Trên đây là các nội dung tư vấn về các loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp. Trường hợp quý khách có thắc mắc hoặc cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Phan Law VietNam theo thông tin sau đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn