Cũng như các ngành nghề kinh doanh khác, doanh nghiệp kinh doanh ngành thực phẩm để tạo được sự khác biệt, gây ấn tượng với người tiêu dùng thì phải xây dựng được một thương hiệu riêng. Khi thương hiệu được bảo hộ bởi pháp luật lại mang tới giá trị bền vững cho doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động và phát triển. Vậy đâu là cách đăng ký thương hiệu thực phẩm hiệu quả nhất?
Để đảm bảo đăng ký thương hiệu thực phẩm thành công, sau đây là cách đăng ký thương hiệu thực phẩm:
Phân loại nhóm sản phẩm sẽ đăng ký thương hiệu
Cục sở hữu trí tuệ rất chú trọng việc phân nhóm hàng hóa/dịch vụ chính xác để xác định đúng phạm vi bảo hộ thương hiệu. Các sản phẩm là thực phẩm sẽ được phân vào các nhóm 5, 29 và 30.
Nhóm 5: Thực phẩm bổ sung cho trẻ, thực phẩm ăn kiêng
Nhóm 29: Thực phẩm có nguồn gốc động vật, rau và các sản phẩm trong vườn ăn được và đã được chế biến hoặc bảo quản
Nhóm 30: Thực phẩm có nguồn gốc thực vật đã chế biến hoặc bảo quản, các loại gia vị dùng cho thực phẩm.
Ngoài ra một số thực phẩm nguồn gốc thực vật thuộc các nhóm khác nhau, quý khách có thể tra cứu theo vần chữ cái trong danh mục hàng hóa.
Tra cứu thương hiệu cho thực phẩm
Tra cứu nhãn hiệu là thủ tục không bắt buộc trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ lên Cục sở hữu trí tuệ. Dù không bắt buộc nhưng để hạn chế khả năng bị từ chối đơn đăng ký, cách đăng ký thương hiệu thực phẩm tốt nhất là tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký. Tiến hành tra cứu nhằm đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu và điều chỉnh để nâng cao khả năng đăng ký bảo hộ thành công.
Quy trình các bước đăng ký thương hiệu
Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký, Cục sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành xem xét và xử lý hồ sơ theo quy trình 4 bước sau:
– Thẩm định hình thức đơn (1 tháng tính từ ngày tiếp nhận đơn)
Cục sở hữu trí tuệ sẽ xem xét hình thức đơn dựa trên những quy định về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu, phân nhóm hàng hóa/dịch vụ… Nếu đơn đáp ứng các điều kiện thì Cục sẽ thông báo chấp nhận đơn hợp lệ. Còn nếu không đáp ứng thì Cục sẽ thông báo từ chối và đề nghị doanh nghiệp điều chỉnh trong thời gian nhất định.
– Công bố đơn trên công báo sở hữu công nghiệp (2 tháng tính từ ngày có thông báo đơn hợp lệ)
– Thẩm định nội dung đơn (9-12 tháng tính từ ngày công bố đơn hợp lệ)
Trường hợp đơn đáp ứng đủ điều kiện hay không đủ điều kiện thì Cục đều sẽ xử lý giống như bước thẩm định hình thức đơn.
– Cấp văn bằng bảo hộ (2-3 tháng tính từ ngày nộp lệ phí cấp bằng)
Thương hiệu sẽ được cấp văn bằng bảo hộ trong 2 – 3 tháng tính từ ngày người nộp đơn đóng lệ phí cấp bằng đầy đủ. Văn bằng sẽ có hiệu lực sử dụng trong thời gian 10 năm tính từ ngày nộp đơn. Doanh nghiệp được phép gia hạn văn bằng khi hết hạn 10 năm và số lần gia hạn không hạn chế.
Doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu tư vấn thêm về cách đăng ký thương hiệu thực phẩm nói riêng và đăng ký thương hiệu nói chung, xin vui lòng liên hệ Phan Law Vietnam. Cảm ơn quý khách đã tin tưởng và quan tâm tới dịch vụ của chúng tôi!
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn