Công ty nhỏ là gì?
Công ty nhỏ là một doanh nghiệp có quy mô vừa phải hoạt động trong một lĩnh vực kinh doanh cụ thể và thường có số lượng nhân viên và doanh thu không lớn so với các công ty lớn hơn. Định nghĩa về công ty nhỏ có thể khác nhau tùy vào quốc gia và ngành nghề kinh doanh. Ở nhiều quốc gia, công ty nhỏ thường được định nghĩa dựa trên số lượng nhân viên, doanh thu hoặc cả hai. Các công ty nhỏ thường có các đặc điểm sau:
- Quy mô vốn đầu tư không lớn.
- Doanh thu hàng năm thường không cao.
- Số lượng nhân viên ít.
- Quy trình hoạt động linh hoạt và nhanh chóng.
- Có thể tập trung vào thị trường địa phương hoặc địa điểm kinh doanh cụ thể.
Tại Việt Nam theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP có quy định về tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ như sau:
1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
2. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định nêu trên có thể hiểu:
– Doanh nghiệp siêu nhỏ:
- Lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng: không quá 10 nhân viên, doanh thu dưới 3 tỷ đồng hoặc nguồn vốn dưới 3 tỷ đồng.
- Lĩnh vực thương mại và dịch vụ: không quá 10 nhân viên, doanh thu dưới 10 tỷ đồng hoặc nguồn vốn dưới 3 tỷ đồng.
– Doanh nghiệp nhỏ:
- Lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng: không quá 100 nhân viên, doanh thu dưới 50 tỷ đồng hoặc nguồn vốn dưới 20 tỷ đồng, không thuộc loại siêu nhỏ theo quy định ở trên.
- Lĩnh vực thương mại và dịch vụ: không quá 50 nhân viên, doanh thu dưới 100 tỷ đồng hoặc nguồn vốn dưới 50 tỷ đồng, không thuộc loại siêu nhỏ theo quy định ở trên.
Cách thành lập công ty nhỏ
Cách thành lập công ty nhỏ theo đúng quy định của pháp luật, bạn cần tuân theo một số bước và yêu cầu cơ bản sau đây:
Lập kế hoạch kinh doanh
Định rõ mục tiêu, phạm vi kinh doanh, đối tác, vốn đầu tư và các yếu tố quan trọng khác.
Chọn loại hình doanh nghiệp
Có thể chọn 4 loại hình doanh nghiệp sau: Công ty TNHH (công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên), Công ty Cổ phần (Công ty với vốn góp từ nhiều cổ đông), công ty tư nhân và công ty hợp danh. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ muốn thành lập doanh nghiệp nhỏ thì nên lựa chọn những loại hình Có thể Công ty TNHH hoặc Công ty Cổ phần cho dễ quản lý và hoạt động.
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký
- Kiểm tra sự độc quyền và đăng ký tên doanh nghiệp tại Cơ quan Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Lập Điều lệ công ty vì đây là tài liệu quy định về quản lý, hoạt động và quyền lợi của các thành viên hoặc cổ đông.
- Xác định và chứng minh nguồn vốn đầu tư vào công ty.
- Chuẩn bị các giấy tờ tài liệu cần thiết để đăng ký thành lập công ty tùy theo loại hình doanh nghiệp mà chủ sở hữu lựa chọn.
Nộp hồ sơ và hoàn thiện thủ tục
Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi mà công ty đặt trụ sở chính. Song song với nộp hồ sơ thì bạn cần phải đóng lệ phí đăng ký kinh doanh. Sau khi hồ sơ hợp lệ và được duyệt thì sẽ được nhận Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp.
Công bố đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử
Sau khi nhận Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp, bạn cần đăng bố cáo thành lập công ty mới trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Khắc dấu pháp nhân và các loại dấu chức danh
Công ty cần có ít nhất một con dấu riêng. Số lượng và hình thức dấu sẽ phụ thuộc vào quyết định của doanh nghiệp. Tuy nhiên, con dấu của công ty phải chứa đầy đủ tên công ty và mã số doanh nghiệp.
Xem thêm: Điều kiện để thành lập doanh nghiệp là gì?
Đăng ký tài khoản ngân hàng và mua chữ ký số
- Để thực hiện giao dịch, doanh nghiệp cần mở tài khoản ngân hàng và thông báo số tài khoản này lên Hệ thống đăng ký doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể có nhiều số tài khoản.
- Chữ ký số của doanh nghiệp dùng để thực hiện các thao tác và giao dịch trên mạng, thay thế cho chữ ký và con dấu của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Đăng ký mã số thuế và nộp thuế tại Cục Thuế
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày thành lập, doanh nghiệp phải kê khai và nộp tờ kê khai thuế theo quy định. Công ty cần đóng các loại thuế cơ bản như thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm.
Các thủ tục khác
Nếu có nhân viên, bạn cần đăng ký bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho nhân viên tại Cục Bảo hiểm xã hội và Cục Bảo hiểm y tế.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến Quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác liên quan đến thừa kế Quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư