Mặc dù các quy định về Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam chưa được hoàn thiện. Nhưng sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung thì cũng đã khắc phục dần những thiếu sót. Đối tượng của loại sở hữu này là các tài sản phi vật chất nhưng có giá trị kinh tế, tinh thần to lớn góp phần quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nền văn minh, khoa học, công nghệ của nhân loại. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu khái quát về cách thức đăng ký bảo hộ quyền tác giả và các vấn đề liên quan
Chủ thể được đi đăng ký quyền tác giả là ai?
Theo Khoản 1 Điều 74 Nghị định 22/2018/NĐ-CP thì tác giả, chủ sở hữu tác phẩm có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng)
Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả có phải bắt buộc không?
Theo quy định của pháp luật thì quyền tác giả được tự động bảo hộ kể từ khi tác phẩm được sáng tạo ra và thể hiện dưới một dạng vật chất nhất định mà không cần tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền tại Cục bản quyền tác giả.
Mặc dù không bắt buộc phải đăng ký nhưng thiết nghĩ các bạn nên tới cơ quan nhà nước để thực hiện thủ tục đăng ký để bảo vệ tối ưu quyền lợi của mình. Khi hồ sơ hợp lệ thì Cục bản quyền tác giả sẽ ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì Quý vị sẽ không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại. Bên cạnh đó, việc hưởng quyền tác giả cũng được thực hiện một cách dễ dàng.
Cần chuẩn bị những giấy tờ gì trong hồ sơ đăng ký quyền tác giả?
Những giấy tờ cần có trong bộ hồ sơ đăng ký gồm:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả (Mẫu số 01 ban hành kèm Thông tư số 08/2016/QĐ-BVHTT)
- Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả.
- Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền.
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa.
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả.
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.
Trên đây là các nội dung tư vấn về cách thức đăng ký bảo hộ quyền tác giả. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì thì hãy liên hệ Phan Law VietNam theo thông tin sau đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn