Mẫu đăng ký bảo hộ thương hiệu là đối tượng được bảo hộ dưới quyền sở hữu công nghiệp. Để được cấp văn bằng, mẫu đăng ký này cần đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ. Bạn đã biết các điều kiện này như thế nào chưa? Nếu chưa mời bạn xem qua bài viết sau đây của Phan Law. Chắc chắn sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể nhất về nội dung này.
>> Tham khảo bài viết về đăng ký nhãn hiệu: Tư vấn chuyên sâu về đăng ký nhãn hiệu
Điều kiện của mẫu đăng ký bảo hộ thương hiệu
Không phải tất cả mẫu nhãn hiệu mà bạn đăng ký đều được Cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ. Thay vào đó, chúng phải thỏa mãn các điều kiện sau:
Là dấu hiệu nhìn thấy được
Nhãn hiệu là một tổng thể bao gồm nhiều dấu hiệu khác nhau. Các dấu hiệu này có thể là hình ảnh, chữ, màu sắc, bố cục,…Dù nhãn hiệu có hình dạng nào thì chắc rằng chúng phải là đối tượng nhìn thấy được bằng mắt thường. Điều này có nghĩa là các dấu hiệu không được nhìn thấy bằng mắt thường như mùi hương, âm thanh, vị,…sẽ không thể đăng ký bảo hộ được.
Có khả năng phân biệt sản phẩm của chủ thể này với chủ thể khác
Nhắc đến thương hiệu hay nhãn hiệu, cái mà bạn phải nghĩ đến ngay phải là khả năng phân biệt. Theo đó, các dấu hiệu trùng hoặc tương tự với dấu hiệu của chủ thể khác. Đồng thời các dấu hiệu này cùng chung, tương tự nhóm hàng hóa dịch vụ với nhau thì sẽ không được bảo hộ. Đây cũng là lý do bạn nên đăng ký nhãn hiệu của mình càng sớm càng tốt. Bởi vì nếu Cục cấp bằng có nhãn hiệu khác tương tự thì bạn sẽ không đăng ký được nữa.
Ví dụ: Doanh nghiệp A là chủ sở hữu nhãn hiệu X được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền năm 2015.
Năm 2018, doanh nghiệp B nộp đơn đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu X’, X và X’ tương tự nhau về dấu hiệu và nhóm hàng hóa. Do đó, khả năng nhãn hiệu X’ bị từ chối cấp văn bằng là rất lớn.
Các dấu hiệu không được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu
Bên cạnh khả năng phân biệt thì pháp luật sở hữu trí tuệ còn quy định về dấu hiệu không được bảo hộ của nhãn hiệu. Đó là các dấu hiệu trùng, tương tự với quốc kỳ, quốc huy các nước; tên cơ quan, tên tổ chức trong và ngoài Việt Nam;
Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước; dấu chứng nhận, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế; dấu hiệu có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc, xuất xứ, tính năng của sản phẩm.
Với các dấu hiệu trên, Cục SHTT sẽ không chấp nhận bảo hộ. Tuy nhiên bạn có thể đăng ký nhãn hiệu dưới dạng tổng thể. Thành phần chính, nổi bật của nhãn hiệu là dấu hiệu có khả năng phân biệt. Đồng thời bạn có thể sáng tạo, thiết kế nhãn hiệu đẹp mắt, riêng biệt hơn. Điều này giúp tăng tỷ lệ đăng ký thành công.
Trên đây là nội dung về mẫu đăng ký bảo hộ thương hiệu mà chúng tôi cung cấp đến bạn. Tin rằng bạn đã trang bị kiến thức nhất định cho mình đối với vấn đề này. Nếu cần thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ bộ phận tư vấn của Phan Law qua số Hotline 1900.599.995.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn