Với nhiều người, đốt pháo là truyền thống, phong tục được sử dụng để xua đuổi những điều không may, chào đón những điều tươi đẹp sắp đến. Vì vậy, việc đốt pháo thường được thực hiện trong các dịp lễ, tết, ngày hội văn hóa, đám cưới, hỏi… Với quy định mới tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng pháo, pháp luật đã cho phép tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức được quyền sử dụng pháo hoa trong các dịp đặc biệt tuy nhiên cần đảm bảo được đúng theo hướng dẫn của pháp luật.
Xem thêm:
>> Đề nghị truy tố Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba) tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
>> Tuyên xử tài xế Mercedes gây tai nạn cho nữ tiếp viên hàng không
>> Phẫn nộ hành vi đánh nữ sinh sau va chạm giao thông tại Bình Dương
Người dân được phép bắn pháo hoa các dịp đặc biệt
Pháo được sử dụng là loại pháo nào?
Để các chủ thể xác định được chính xác loại pháo mà mình có thể sử dụng, pháp luật có hướng dẫn định nghĩa chi tiết về các loại pháo hoa, pháo nổ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP như sau:
“Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.”
Pháo hoa
Pháo hoa được định nghĩa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Pháo hoa nổ
Pháo hoa nổ là là pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian. Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m.
Pháp luật quy định như thế nào về việc sử dụng pháo?
Chủ thể nào được quyền sử dụng pháo?
Điều 17 Nghị định Nghị định 137/2020/NĐ-CP có nêu rõ về việc sử dụng pháo hoa:
“1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.”
Như vậy, chỉ cần có đủ năng lực hành vi dân sự thì sẽ được phép sử dụng pháo hoa trong những trường hợp được pháp luật liệt kê.
Các trường hợp được phép sử dụng pháo hoa nổ
Nghị định 137/2020/NĐ-CP cũng liệt kê chi tiết về các trường hợp, địa điểm cụ thể được bắn pháo hoa nổ:
- Tết Nguyên đán
- Giỗ Tổ Hùng Vương
- Ngày Quốc khánh
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
- Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch)
- Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.
- Trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Hiện tại, chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường. Vì vậy, khi có nhu cầu sử dụng, bạn cần lưu ý lựa chọn nhà cung cấp phù hợp để tránh những rắc rối không đáng có.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư