Nhiều doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động sẽ có xu hướng mở rộng và phát triển hơn cho quy mô kinh doanh của mình. Để đáp ứng được yêu cầu đó, các doanh nghiệp sẽ thực hiện việc thành lập thêm các chi nhánh ở những địa điểm khác nhau. Với số lượng chi nhánh càng lớn đồng nghĩa với việc quá trình hoạt động của doanh nghiệp phát triển.
Mặc dù là hình thức khá phổ biến nhưng vẫn còn khá nhiều doanh nghiệp băn khoăn về các vấn đề liên quan khi thành lập chi nhánh. Đặc biệt là việc sử dụng con dấu cho chi nhánh của mình.
Khoản 1 Điều 45 Luật doanh nghiệp 2014 quy định: “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”
Có thể thấy chi nhánh gần như có thể có chức năng tương đương hoàn toàn như doanh nghiệp mẹ. Mặc dù không có tư cách pháp nhân nhưng chi nhánh vẫn có những quyền nhất định tùy theo quyết định của chính doanh nghiệp. Một trong số đó chính là có quyền có con dấu sử dụng riêng.
Vì theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, nội dung và số lượng con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện. Doanh nghiệp có thể có nhiều con dấu với hình thức và nội dung như nhau.
Dựa theo cơ sở này thì chi nhánh có hay không có con dấu hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của chính doanh nghiệp thành lập nên chi nhánh đó. Tùy theo nhu cầu hoạt động của mình mà doanh nghiệp có quyết định để chi nhánh có được sở hữu con dấu hay không. Thông thường thì hiện tại các chi nhánh được thành lập đa phần đều sử dụng con dấu để có thể thuận tiện trong quá trình hoạt động.
Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề chi nhánh của doanh nghiệp có thể sở hữu con dấu hay không. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Phan Law Vietnam để được hỗ trợ
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn