Chia tài sản khi ly hôn ai được chia nhiều hơn?
Việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn sẽ thực hiện theo sự thỏa thuận của vợ chồng, nếu vợ chồng không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết chia tài sản chung theo quy định của pháp luật. Được căn cứ theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.
1. Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau:
a) Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn;
b) Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân và gia đình để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
Như vậy, theo quy định ở trên, khi ly hôn nếu không thỏa thuận được thì tài sản chung của vợ chồng được chia theo luật. Việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia như sau:
- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Có cần chia tài sản chung của cha mẹ cho con hay không?
Cha mẹ khi ly hôn không bắt buộc phải chia tài sản cho con cái. Việc chia tài sản hay không chia tài sản cho con hoàn toàn thuộc quyền quyết định của cha mẹ. Vì vậy, để chia tài sản cho con thì cha mẹ có thể thỏa thuận về việc chia tài sản cho con.
Tuy nhiên, nếu cha/mẹ mất thì con cái có quyền thừa kế phần tài sản của cha/mẹ theo pháp luật hoặc theo di chúc.
Ngoài ra, cha mẹ khi còn sống cũng có thể chia tài sản cho con cái thông qua hình thức tặng cho tài sản. Tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận. Việc tặng cho tài sản phải đảm bảo các điều kiện của pháp luật, không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Xem thêm: Chia tài sản sau ly hôn được diễn ra như thế nào?
Dịch vụ chia tài sản chung khi ly hôn
Dịch vụ này bao gồm các nội dung sau: tư vấn pháp lý về quy định của pháp luật về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng; tư vấn về nguyên tắc, cách thức và tỷ lệ chia tài sản chung; soạn thảo văn bản thỏa thuận chia tài sản chung hoặc đơn kiện yêu cầu tòa án phân chia tài sản chung; đại diện Khách hàng tham gia giải quyết tranh chấp tài sản chung tại Tòa án; thực hiện các thủ tục thi hành án, bàn giao tài sản chung sau khi có quyết định của Tòa án.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến Quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư