Kính gửi Văn phòng luật Phan Law Vietnam, Tôi là con riêng, vì năm tôi 5 tuổi ba mẹ tôi ly hôn, ba mẹ tôi đều đi bước nữa và tôi ở cùng với ba tôi và mẹ kế. Mẹ kế dù hơi khó tính nhưng cũng chăm sóc và nuôi tôi ăn học đàng hoàng. Năm tháng trước mẹ kế tôi mới mất và không để lại di chúc (ba tôi mất 2 năm trước), họ có 2 người con chung. Vậy tôi có được chia thừa kế không từ mẹ kế của tôi không? Xin chân thành cảm ơn.
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng để chia sẻ thắc mắc của mình đến Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp mà bạn đang gặp phải, chúng tôi xin phép được giải đáp thắc mắc và tư vấn dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Thừa kế theo pháp luật
Theo Điều 649 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về khái niệm thừa kế như sau: “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.”
Việc thừa kế theo pháp luật đề cập đến việc chuyển giao tài sản của người đã qua đời cho những người còn sống theo quy định về hàng thừa kế, điều kiện và trình tự do pháp luật xác định.
Sau khi cá nhân qua đời, quyền sở hữu tài sản của họ tiếp tục tồn tại. Những tài sản này sẽ được chia đều cho những người thừa kế. Những người được thừa kế theo pháp luật có thể là những người có mối quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân hoặc nuôi dưỡng.
Việc được thừa kế theo quy định của pháp luật không phụ thuộc vào khả năng hành vi của từng cá nhân. Mọi người được coi là bình đẳng trong việc hưởng di sản thừa kế của người đã qua đời, và có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ mà người đã qua đời chưa hoàn thành trong phạm vi di sản mà họ nhận được.
Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
Tại khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về những trường hợp được thừa kế theo pháp luật như sau:
Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”
Như vậy, Có năm trường hợp liên quan đến việc thừa kế theo di chúc như sau:
- Trường hợp thứ nhất: Không có di chúc.
- Trường hợp thứ hai: Di chúc tồn tại, nhưng không hợp pháp. Một di chúc không hợp pháp không có hiệu lực theo luật pháp. Điều này xảy ra khi di chúc vi phạm các điều kiện chung của giao dịch dân sự (theo Điều 177) hoặc các điều kiện về di chúc hợp pháp (theo Điều 630).
- Trường hợp thứ ba: Những người thừa kế theo di chúc đã qua đời trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc; hoặc cơ quan, tổ chức được chỉ định nhận di sản theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
- Trường hợp thứ tư: Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc, nhưng không có quyền hưởng di sản.
- Trường hợp thứ năm: Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc, nhưng từ chối nhận di sản.
Bên cạnh đó, các trường hợp sau đây không có quyền hưởng di sản theo Điều 621 của Bộ Luật Dân sự năm 2015:
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự hoặc nhân phẩm của người đó.
- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.
- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc hoặc che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
- Mặc dù thuộc những trường hợp trên, nhưng những người này vẫn có thể được hưởng di sản nếu người để lại di sản đã biết về hành vi của họ và vẫn chấp nhận cho họ hưởng theo di chúc.
- Trong trường hợp chỉ có một hoặc một số người được chỉ định nhận di sản theo di chúc mà không có quyền hưởng hoặc từ chối hưởng di sản, thì chỉ áp dụng thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản được hưởng bởi những người không có quyền hưởng và những người từ chối hưởng di sản theo di chúc.
- Điều này đảm bảo rằng quyền thừa kế được áp dụng đúng mức độ và những người có quyền hưởng di sản theo di chúc sẽ được xác định và bảo vệ theo quy định của pháp luật.
Tham khảo bài viết: Chia di sản cho hàng thừa kế theo pháp luật
Con riêng có được chia thừa kế không?
Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 về Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế có quy định: Con riêng có quyền được thừa kế di sản của cha dượng trong những trường hợp sau: Điều Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.
- Nếu có quan hệ chăm sóc và nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con, con riêng sẽ được thừa kế di sản của cha dượng và còn được hưởng di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật Dân sự năm 2015.
- “Quan hệ chăm sóc và nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con” không được xác định cụ thể trong luật pháp Việt Nam, nhưng có thể hiểu là mối quan hệ đầy yêu thương, quan tâm, chăm sóc và nuôi dưỡng như gia đình bình thường và như cha con ruột.
Con riêng không được hưởng thừa kế di sản của cha dượng trong các trường hợp sau:
- Thừa kế theo di chúc nhưng di chúc không hợp pháp.
- Con riêng và cha dượng không có mối quan hệ chăm sóc và nuôi dưỡng như cha con, mẹ con.
- Con riêng thuộc vào các trường hợp không được hưởng di sản theo quy định tại Điều 621 của Bộ luật Dân sự năm 2015.
Như vậy, nếu bạn không thuộc vào bất kỳ trường hợp tại Điều 621 nêu trên và có mối quan hệ chăm sóc và nuôi dưỡng nhau như mẹ con, thì bạn sẽ được thừa kế di sản của mẹ kế theo quy định pháp luật.
Tuy nhiên, trong trường hợp bạn từ chối nhận di sản hoặc không có quyền hưởng di sản theo quy định tại Điều 621 của Bộ luật Dân sự năm 2015, thì di sản sẽ được chia theo thừa kế theo pháp luật giữa những người khác và làm từ chối hưởng di sản theo quy định.
Cho nên, bạn chỉ được hưởng thừa kế di sản của mẹ kế trong những trường hợp đáp ứng quy định về quan hệ chăm sóc và nuôi dưỡng như mẹ con và không thuộc các trường hợp không được hưởng di sản theo quy định pháp luật.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư