Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Tôi có biết rất nhiều trường hợp thơ văn nổi tiếng sau khi tác giả mất. Có phải các tác phẩm này được gọi là tác phẩm di cảo hay không? Và đối với loại này thì thông thường ai là chủ sở hữu? Mong nhận được phản hồi sớm.
Xin chân thành cảm ơn!
Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức giao kết hợp đồng với tác giả có quyền công bố tác phẩm hay không?
Chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân nhận chuyển nhượng có được đứng tên trên tác phẩm?
Chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế hoàn toàn không có quyền nhân thân?
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ thắc mắc của mình về Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp mà bạn đang quan tâm, chúng tôi xin phép được hỗ trợ giải đáp dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2018/NĐ-CP, tác phẩm di cảo là tác phẩm được công bố lần đầu sau khi tác giả chết. Như vậy, đối với loại tác phẩm này chủ thể có khả năng trở thành chủ sở hữu quyền tác giả hợp pháp theo quy định pháp luật chính là người thừa kế của tác giả. Theo quy định tại Điều 40 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 (Luật SHTT): “Tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền tác giả theo quy định của pháp luật về thừa kế là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này.”. Ngoài ra, tuy chưa có quy định pháp luật cụ thể, tuy nhiên đối với trường hợp tổ chức, cá nhân đang bảo quản, quản lý tác phẩm cũng có thể được xem là chủ sở hữu quyền tác giả đối với loại tác phẩm này. Nghị định 22/2018/NĐ-CP tại Điều 24 có quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm di cảo như sau: “Thời hạn bảo hộ quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm di cảo là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên”.
Tác phẩm di cảo hiện vẫn là một loại hình khá đặc biệt đối với pháp luật sở hữu trí tuệ hiện tại. Nếu bạn cần được tư vấn và giải thích kỹ hơn nữa đối với loại hình này, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Phan Law thông qua:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn