Một trong những phương thức kinh doanh được đánh giá là hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích và giá trị cho các bên chính là nhượng quyền thương mại. Đây cũng chính là cách thức để một doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô kinh doanh. Chính vì vậy các vấn đề liên quan đến công tác này đều được quy định rất chi tiết. Trong đó chủ thể và hình thức hợp đồng mà một trong những yếu tố cần được quan tâm đầu tiên.
Nhượng quyền thương mại là gì?
Điều 284 Luật thương mại 2005 sửa đổi, bổ sung 2010 định nghĩa nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
– Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền
– Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Chủ thể trong nhượng quyền thương mại
Theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Nghị định 35/2006/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại thì chủ thể trong hoạt động này bao gồm bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Trong đó bên nhượng quyền là thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm. Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.
- Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này.
- Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
Đối với bên nhận quyền, chủ thể là thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại
Trong công tác nhượng quyền thương mại thì theo quy định tại Điều 285 Luật thương mại 2005 sửa đổi, bổ sung 2017 thì hợp đồng phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Về nội dung trong hợp đồng thì điều 11 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định phải đảm bảo các nội dung cơ bản sau:
– Nội dung của quyền thương mại
– Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
– Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
– Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
– Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
– Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.
Để biết cách thức thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại, bạn có thể liên hệ với Phan Law Vietnam để được hướng dẫn chi tiết nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn