Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Thông qua một số tìm hiểu của tôi về sở hữu trí tuệ thì cơ chế bảo hộ bản quyền logo và bảo hộ nhãn hiệu đều cùng được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ nhưng lại ở hai phần khác nhau. Vậy bạn có thể giải đáp kỹ hơn những điểm khác nhau của hai loại này không?
Xin chân thành cảm ơn!
Xem thêm:
>> Cuộc biểu diễn đã định hình trên bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ như thế nào?
>> Cuộc biểu diễn chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình nhưng đã phát sóng được bảo hộ thế nào?
>> Cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện ở Việt Nam có được bảo hộ?
Trả lời:
Chào bạn, trước hết Phan Law Vietnam chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với thắc mắc của bạn, Phan Law Vietnam xin được trả lời như sau:
Bản hộ bản quyền hay chính xác hơn là bảo hộ quyền tác giả, cùng với bảo hộ nhãn hiệu là những cơ chế pháp luật hiện hành nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp. Cơ chế bảo hộ bản quyền logo và nhãn hiệu thực chất có rất nhiều điểm khác biệt, dựa vào những quy định cụ thể tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 (Luật Sở hữu trí tuệ), Phan Law xin được liệt kê một số điểm khác biệt cơ bản như sau:
Thứ nhất, về căn cứ phát sinh quyền (theo quy định tại Điều 6 Luật Sở hứ trí tuệ):
- Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
- Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
Thứ hai, nội dung bảo hộ quyền tác giả tập trung bảo hộ hình thức thể hiện ý tưởng, ngược lại nội dung bảo hộ nhãn hiệu lại tập trung bảo hộ về nội dung chính được thể hiện trong logo.
Thứ ba, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm (Theo quy định tại khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ). Trong khi thời hạn bảo hộ quyền tác giả phụ thuộc vào loại hình tác phẩm, tác giả, và không hề giống nhau (theo quy định cụ thể tại Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ).
Trên đây là một số khác biệt dễ dàng nhận thấy nhất giữa cơ chế bảo hộ bản quyền logo và nhãn hiệu. Trường hợp bạn cần tìm hiểu cặn kẽ hơn nữa, hãy liên hệ ngay với Phan Law thông qua các phương thức dưới đây để được hỗ trợ tốt nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn