Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Theo Luật sở hữu trí tuệ, có phải mọi bản ghi âm ghi hình đều được bảo hộ? có trường hợp nào không được bảo hộ hay không? Mong Phan Law tư vấn giúp tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Chủ thế nào có quyền chỉnh sửa tác phẩm âm nhạc
Chủ thể nào là chủ sở hữu tác phẩm văn học dân gian?
Chủ thể quyền liên quan bao gồm những ai?
Trả lời:
Bản ghi âm, ghi hình là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền liên quan kể từ khi bản ghi âm, ghi hình được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả mà không tiến hành đăng ký quyền liên quan tại Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng (Khoản 1 Điều 3, Khoản 2 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ, Khoản 1 Điều 34 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)
Nhưng không phải mọi bản ghi âm, ghi hình đều được bảo hộ mà phải thỏa mãn điều kiện mà luật định. Cụ thể tại Khoản 2 Điều 17 Luật sở hữu trí tuệ có quy định bản ghi âm, ghi hình phải thỏa mãn một trong hai điều kiện sau:
– Do nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam thực hiện
– Do nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Bên cạnh đó, mọi bản ghi âm, ghi hình muốn được bảo hộ thì bắt buộc không được gây phương hại đến quyền tác giả (Khoản 4 Điều 17 Luật sở hữu trí tuệ)
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Trường hợp quý khách cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Phan Law VietNam theo thông tin sau đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn