Tem chống hàng giả là gì?
Khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP định nghĩa về “hàng giả” gồm:
a) Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
b) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
c) Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 của Luật Dược năm 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 của Luật Dược năm 2016;
d) Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;
đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
e) Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.
Căn cứ vào điều khoản này, việc làm tem chống hàng giả ra đời với mục đích phân biệt hàng giả với hàng chính hãng được sản xuất, ngăn chặn tình trạng sao chép thương hiệu và làm giả sản phẩm. Hiện nay, tem chống hàng giả rất được các thương hiệu ưu tiên sử dụng như một giải pháp đảm bản an toàn cho sản phẩm của mình một cách trực tiếp, đồng thời giúp người tiêu dùng an tâm về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm.
Cách làm tem chống hàng giả hiện trên thị trường đều rất đa dạng với nhiều cách thức thể hiện khác nhau, có thể kể đến như:
– Tem vỡ chống hàng giả;
– Tem chống hàng giả 07 màu;
– Tem chống hàng giả thoa nước;
– Tem chống hàng giả phát quang;
– Tem chống hàng giả 3D;
– Tem chống hàng giả bằng mã xác thực kỹ thuật số – phủ cào.
Cơ sở nào được làm tem chống hàng giả?
Điều 20 Nghị định 60/2014/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Điều 11 Nghị định 25/2018/NĐ-CP quy định về việc nhận chế bản, in, gia công sau in tem chống giả như sau:
1. Đối với tem chống giả do cơ quan nhà nước ban hành phải có bản sao có chứng thực quyết định ban hành mẫu tem chống giả.
2. Đối với tem chống giả do tổ chức, cá nhân phát hành nhằm bảo vệ sản phẩm, hàng hóa của mình phải có:
a) Văn bản đồng ý đặt chế bản, in, gia công sau in của tổ chức, cá nhân ban hành tem chống giả;
b) Bản sao có chứng thực một trong các loại giấy chứng nhận quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 19 Nghị định này, chứng minh có ngành, nghề phù hợp với sản phẩm đặt in.
Theo đó, điều kiện các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp làm tem chống hàng giả bao gồm:
– Có bản sao có chứng thực quyết định ban hành mẫu tem chống giả đối với tem chống giả do cơ quan nhà nước ban hành;
– Có văn bản đồng ý đặt chế bản, in, gia công sau in của tổ chức, cá nhân ban hành tem chống giả và bản chụp hình ảnh tem chống hàng giả có xác nhận của tổ chức, cá nhân ban hành tem đối với tem chống giả do tổ chức, cá nhân phát hành nhằm bảo vệ sản phẩm, hàng hóa của mình.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến Quý Khách hàng. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác Quý Khách hàng vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để được giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888
Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư