Kính gửi văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có một vấn đề mong nhận được giải đáp từ Quý công ty như sau:
Gần đây tôi mới biết mẹ tôi có đứa con riêng. Giờ đứa con đó về và đòi chia tài sản mà mẹ để lại. Do đó, tôi muốn gửi câu hỏi đến Phan Law Vietnam để được giải đáp thắc mắc và tư vấn về nội dung con riêng của mẹ có được hưởng quyền thừa kế không? Rất mong nhận được phản hồi từ Quý công ty.
Xin chân thành cảm ơn!
Xem thêm:
>> Tư vấn nội dung thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc là gì?
>> Quyền đòi nợ có được thừa kế hay không?
>> Con nuôi có được hưởng di sản thừa kế hay không?
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng để chia sẻ thắc mắc của mình đến Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp mà bạn đang gặp phải, chúng tôi xin phép được giải đáp thắc mắc và tư vấn dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Thuật ngữ con riêng được hiểu như thế nào?
Con riêng của mẹ có được hưởng quyền thừa kế?
Con riêng được biết tới là con của một bên vợ hoặc chồng với người khác. Để xác định con riêng có thể dựa vào những trường hợp sau:
- Con do vợ hoặc chồng có trước khi đăng ký kết hôn (có trong quan hệ hôn nhân trước hoặc vợ, chồng chưa kết hôn nhưng đã có con ngoài hôn nhân).
- Con do người vợ sinh ra trong thời kỳ hôn nhân nhưng tòa án đã xác định người chồng không phải là cha của người con đó (con do người vợ có thai với người đàn ông khác trong thời kỳ hôn nhân).
- Con riêng của chồng khi được tòa án xác định người chồng là cha của người con do người phụ nữ khác sinh ra.
Con riêng của mẹ có được hưởng quyền thừa kế hay không?
Quyền thừa kế di sản của con riêng
Việc con riêng của mẹ bạn có được hưởng quyền thừa kế thì ta xét hai trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Người mẹ di chúc hợp pháp
Khi di chúc được lập hợp pháp thì việc chia di sản được thực hiện theo di chúc. Nếu trong di chúc mà người mẹ của bạn có chỉ định người con riêng đó được hưởng một phần di sản của họ để lại sau khi chết thì họ sẽ được hưởng đúng phần di sản mà mẹ bạn đã chỉ định trong di chúc nhưng không ít hơn 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật nếu chưa đủ 18 tuổi. Ngược lại, nếu trong di chúc mà người mẹ của bạn không có nội dung chỉ định người con riêng đó được hưởng di sản thì họ sẽ không được hưởng di sản thừa kế, trừ trường hợp họ là người chưa đủ 18 tuổi tại thời điểm mở thừa kế – vẫn được hưởng ít nhất là 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật.
Trường hợp 2: Người mẹ có để lại di chúc nhưng di chúc không hợp pháp hoặc không để lại di chúc
Khi người mẹ của bạn chết mà không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì phần di sản thừa kế được chia theo pháp luật.
Việc chia di sản thừa kế theo pháp luật được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Những người thừa kế cùng một hàng thừa kế thì sẽ được hưởng phần di sản có mức bằng nhau.
- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, khi không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng, bị truất quyền hưởng hoặc từ chối nhận di sản.
Bên cạnh đó, việc chia di sản thừa kế theo pháp luật cần xác định những ai có quyền hưởng di sản thừa kế theo quy tắc như sau:
- Hàng thừa kế 1: Vợ, chồng, cha/mẹ đẻ, cha/mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
- Hàng thừa kế 2: Ông/bà nội, ông/bà ngoại, anh/chị/ em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông/bà nội, ông/bà ngoại.
- Hàng thừa kế 3: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác/chú/cậu/cô/dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác/chú/cậu/cô/dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Như vậy, con riêng của mẹ bạn vẫn là con đẻ của mẹ bạn – thuộc vào hàng thừa kế thứ nhất nên sẽ được hưởng di sản theo pháp luật.
Ngoài ra, Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế. Theo đó, con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và được thừa kế thế vị theo quy định Pháp luật.
Trên đây là những tư vấn của Phan Law Vietnam về nội dung con riêng của mẹ có được hưởng quyền thừa kế không? Chúng tôi tự tin sẽ đem đến cho Quý vị những trải nghiệm tốt, ấn tượng về dịch vụ bởi đội ngũ luật sư tận tâm thực hiện cũng như giàu kinh nghiệm. Phan Law Vietnam sẵn sàng tư vấn miễn phí và cung cấp dịch vụ pháp lý từ trước, trong và sau khi thực hiện dịch vụ. Quý vị có thể liên hệ qua website https://phan.vn hoặc theo địa chỉ dưới đây để được giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư