Công ty mẹ, công ty con là hai khái niệm doanh nghiệp xuất hiện trong các tập đoàn kinh tế, tổng công ty. Hai loại hình công ty này mang tính chất phụ thuộc và gắn bó chặt chẽ với nhau. Với mối quan hệ như vậy, hãy cùng tìm hiểu ngày xem liệu công ty con có được thực hiện góp vốn, sở hữu cổ phần của công ty mẹ hay không nhé!
Khái niệm công ty mẹ và công ty con
Để xác định đâu là công ty mẹ, đâu là công ty con bạn cần dựa vào ba đặc điểm mà pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2014 (Luật DN) cụ thể một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Thứ nhất, sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó
Thứ hai, có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó
Thứ ba, có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
Công ty nào có một trong những đặc điểm trên đối với công ty khác trong cùng tập đoàn kinh tế hay tổng công ty, sẽ được xem là công ty mẹ của công ty kia.
Các ràng buộc giữa công ty con và công ty mẹ
Không chỉ ở vấn đề góp vốn, công ty con và công ty mẹ có khá nhiều các ràng buộc lẫn nhau. Tiêu biểu là quy định của pháp luật về việc sở hữu chéo giữa các công ty. Tại khoản 2, khoản 3 Điều 189 Luật DN và Điều 16 Nghị định 95/2015/NĐ-CP có nêu rõ:
- Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau. Góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định trên bao gồm góp vốn, mua cổ phần để thành lập doanh nghiệp mới, mua phần vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp đã thành lập. Sở hữu chéo là việc đồng thời hai doanh nghiệp có sở hữu phần vốn góp, cổ phần của nhau.
- Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật này. Cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp trong trường hợp này là trường hợp tổng số cổ phần, phần vốn góp của các công ty này sở hữu bằng hoặc lớn hơn 51% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty có liên quan.
Như vậy, Phan Law xin khẳng định lại một lần nữa, dựa vào các quy định hiện hành, công ty con không được phép góp vốn vào công ty mẹ, cũng như góp vốn vào các công ty con khác có cùng công ty mẹ. Để được hỗ trợ tốt hơn về vấn đề này, hãy liên hệ trực tiếp với Phan Law thông qua các phương thức:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn