Trong những năm gần đây, thị trường Việt Nam xuất hiện một hình thức huy động vốn mới lạ có hình thức độc đáo với cái tên Crowdfunding, tạm dịch là gọi vốn từ cộng đồng hay tài trợ bởi đám đông. Đây là một hình thức kêu gọi vốn dành cho tất cả mọi người, đã phát triển ở nước ngoài rất nhiều năm trước khi du nhập vào Việt Nam. Bên cạnh mục đích chính là được nhận vốn thì crowdfunding còn giúp chúng ta giới thiệu ý tưởng của mình đến với đại đa số công chúng.
Có 4 hình thức crowdfunding phổ biến:
– Ủng hộ dự án từ thiện (Donate): một hình thức mà tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ vận động quyên góp giúp đỡ vùng thiên tai, người có hoàn cảnh đặc biệt…
– Nhận quà tri ân (Reward-based): Số tiền tài trợ được chia theo từng gói, mỗi gói là một phần quà tương ứng. Người tài trợ sẽ nhận được quà khi dự án thành công, không xét đến lợi nhuận hay cổ phần sở hữu.
– Góp cổ phần (Equity): hình thức này không khác việc mua cổ phiếu một công ty mới có tiềm năng. Người đầu tư nhận lại cổ phần và lợi nhuận nếu công ty kinh doanh có lãi.
– Góp vốn cho vay (Lending): Vốn vay được lấy từ vốn góp của cộng đồng hoặc từ những người đã kinh doanh thành công từ hình thức này nhằm tạo ra dòng vốn luân chuyển lớn. Crowdfunding ở Việt Nam chưa phổ biến. Do sự khác biệt về văn hóa giữa phương Tây và phương Đông, cách nhìn nhận về thất bại khác biệt khiến crowdfunding chưa thể là nơi để mọi người sẵn sàng chia sẻ ý tưởng của mình và gọi vốn vì họ sợ dèm pha, chỉ trích hơn là ủng hộ. Với môi trường làm ăn chú trọng đến mối quan hệ như ở Việt Nam thì việc đầu tư cho một người xa lạ trên internet thật sự không dễ dàng chút nào.
Hơn nữa, việc hạn chế các giao dịch online cùng với hệ thống luật pháp chưa quy định cụ thể về crowdfunding cũng là một trở ngại lớn. Nhưng không vì vậy mà crowdfunding không phát triển tại Việt Nam. Trái lại trong 3 năm trở lại đây đã có nhiều nền tảng trang web crowdfunding ra đời, phát triển và nhận được đông đảo niềm tin từ cộng đồng người Việt. Đơn cử là FirstStep, Comicola, Fundstart, Charity Map, FundingVN,…Mỗi nền tảng web crowdfunding tại Việt Nam có những thế mạnh, độc đáo riêng:
- Comicola được biết đến như một trang gây quỹ chuyên dành cho mảng truyện tranh và là một tổ chức đáng tin cậy với nhiều dự án đã funding thành công. Comicola còn kết hợp bán hàng online liên quan đến truyện tranh, hoạt động khá sôi nổi và hỗ trợ giao dịch bằng: thẻ cào điện thoại, chuyển khoản ngân hàng online, giúp người dùng khai thác tối đa mọi thế mạnh của nó.
- Charity Map thì lại chuyên về đóng góp gây quỹ từ thiện với rất nhiều chương trình và ý tưởng nhằm ủng hộ, giúp đỡ đối tượng khó khăn để funding thành công và đạt được sự quan tâm chú ý cao từ cộng đồng.
- FirstStep nổi bật do sự đa dạng trong trong nhiều lĩnh vực về start up – khởi nghiệp như: nông nghiệp, phần mềm, giải trí, games, từ thiện…Hệ thống thanh toán qua ví điện tử hoàn trả tiền tự động và linh hoạt, minh bạch, dễ quản lý danh sách những người đóng góp cùng với tỷ lệ thành công khá cao của các dự án được gây quỹ trên web Firststep.vn đã đóng góp không nhỏ trong việc gia tăng niềm tin và giáo dục cộng đồng về crowdfunding tại Việt Nam. Vừa qua, việc FirstStep được Fintech công nhận là Platform (nền tảng) crowdfunding tại Việt Nam là một bước ghi nhận hứa hẹn trong thời gian sắp tới. FirstStep sẽ thúc đẩy cộng đồng start up – khởi nghiệp cũng như crowdfunding sôi nổi và phát triển hơn.
Như vậy có thể thấy crowdfunding đã quen thuộc với cộng đồng người Việt từ xa xưa chủ yếu bằng hình thức ủng hộ dự án từ thiện (donate) qua các hoạt động từ thiện, góp gạo chống giặc ngoại xâm, xây dựng nhà tình nghĩa, cứu trợ bão lũ,… Những dự án đã crowdfunding thành công ngoài điểm chung là sáng tạo, tính khả thi của dự án, thì sự kỳ vọng của người đóng góp về giá trị phần thưởng mà họ nhận được khi tài trợ dự án mang tính quyết định về sự thành công của dự án. Do đó những dự án start-up tạo ra sản phẩm sáng tạo phù hợp nhu cầu của cộng đồng sẽ hứa hẹn nhiều cơ hội thành công. Ngoài ra crowdfunding cũng là cơ hội cho chủ dự án khảo sát nhu cầu thị trường, thu thập ý kiến, marketing, truyền thông cho sản phẩm của dự án trước khi tung ra thị trường.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn