Nhãn hiệu là một trong những bộ nhận diện chủ chốt của thương hiệu. Để bảo vệ loại tài sản này, bạn có thể thực hiện đăng ký bản quyền nhãn hiệu đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xây dựng nên lớp lá chắn pháp lý bền vững đối với nhãn hiệu của riêng mình.
>> Tham khảo bài viết về đăng ký bản quyền: Đăng ký bản quyền là gì? Có bắt buộc đăng ký bản quyền tác phẩm?
Xem thêm:
>> Tư vấn chi tiết về đăng ký bản quyền logo
>> Đăng ký bản quyền tác giả chính xác nhất
>> Đăng ký bản quyền là gì? Có bắt buộc đăng ký bản quyền tác phẩm?
Bảo hộ quyền tác giả cho nhãn hiệu như thế nào?
Đăng ký bản quyền là gì?
Đăng ký bản quyền hay chính xác được gọi là đăng ký bảo hộ quyền tác giả. Đây là một trong những thủ tục hành chính được pháp luật quy định để có thể xác nhận bảo hộ cho đối tượng phù hợp thông qua giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ quyền tác giả.
Nhãn hiệu có thể được bảo hộ bản quyền dưới hình thức nào?
Nhãn hiệu thường được thiết kế riêng biệt cho từng loại hình sản phẩm, dịch vụ. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền này sẽ bảo hộ hình thức thể hiện của đối tượng chứ không phải là nội dung thể hiện.
Ai có quyền đăng ký bản quyền?
Theo quy định tại Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:
“1. Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật này.
2. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại khoản 1 Điều này gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”
Thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Nhãn hiệu được thể hiện dưới hình thức bảo hộ như thế nào?
Dựa vào hình thức thể hiện, nhãn hiệu thông thường sẽ được đăng ký bảo hộ dưới dạng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm tạo hình.
- Tác phẩm tạo hình là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như: Hội họa, đồ họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản.
- Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí.
Thủ tục đăng ký bản quyền nhãn hiệu
Quyền tác giả được phát sinh tự động theo căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ: “Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.”. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khi xảy ra tranh chấp rất khó để chứng minh ai là chủ sở hữu thực sự của tác phẩm. Vì vậy, việc đăng ký bản quyền nhãn hiệu là bước quan trọng để bạn xác lập quyền hợp pháp đối với tác phẩm của mình.
Hồ sơ đăng ký bản quyền nhãn hiệu
Về hồ sơ đăng ký, pháp luật yêu cầu chuẩn bị trước các tài liệu sau:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả
- Hai bản sao tác phẩm nhãn hiệu đăng ký quyền tác giả
- Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.
Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký bản quyền
Cục Bản quyền tác giả hiện là cơ quan hiện là cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt và cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Ngoài ra, Cục có hai văn phòng đại diện để hỗ trợ, cung cấp dịch vụ tốt nhất đến người có nhu cầu. Địa chỉ cụ thể của từng cơ quan như sau:
- Trụ sở chính : Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, TP.Hà Nội
- Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh: 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3
- Văn phòng đại diện tại TP Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Chi tiết hơn về các cách đăng ký bản quyền nhãn hiệu, bạn có thể trực tiếp trao đổi với các luật sư chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm của Phan Law Vietnam thông qua các phương thức liên hệ dưới đây.
Liên hệ: Phan Law Vietnam
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Tổng Đài Tư Vấn Hôn Nhân Gia Đình: 1900.599.995